Chữa bong gân vùng cánh tay, cổ tay bằng Thập chỉ đạo (Phần 37)

BONG GÂN VÙNG CÁNH TAY, CỔ TAY

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BONG GÂN VÙNG CÁNH TAY

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

– Vùng cánh tay:

– Phần trên ( từ khuỷu tay trở lên vai) : dùng huyệt Thái lâu làm chính.

– Phần dưới (từ khuỷu tay xuống cổ tay): dùng huyệt Khiên thế làm chính.

Kết hợp:

. Khóa Hổ Khẩu + bấm các Ngũ Bội tay liên hệ vùng đau ( dẫn khí).

. Khóa Hổ Khẩu bấm dọc đường kinh liên hệ ( dẫn khí).

. Bấm Ấn suốt (móc vào trong) + bóp Tứ thế ( dẫn máu).

. Khóa Hổ Khẩu – bấm Ngũ Bội1 rồi dùng 2 tay bóp đều cánh tay người bệnh, từ trên xuống, để dẫn máu xuống làm thông vùng bong gân.

Từ vai xuống khuỷn tay có nhiều huyệt : Lưỡng tuyền, Giác quan, Kim ô. Những huyệt này nằm trên cơ delta và nó chi phối toàn bộ vùng đó. Nếu đau trong tay thì ta có huyệt Khư trung, dưới nữa có Ấn khô, Mạnh đới, Khôi thế. Những huyệt này Tam Tinhrong trướng hợp này không còn là huyệt đặc hiệu mà chỉ là huyệt cục bộ, khi bấm không cần kết hợp khóa đi theo

Từ khuỷn tay xuống cổ tay thì khóa Hổ Khẩu + bấm Khiên lâu trước. Sau đó là Dương hữu, Khô lạc 2. Phía ngoài có Trạch đoán, trong thì có Thu ô. Tất cả những huyệt nằm trên các đường kinh mà chúng ta không khóa thì sẽ là huyệt cục bộ.

 Vùng khuỷu tay: Ta làm giống như vùng cánh tay, nhưng chú ý nguyên nhân từ vai xuống khuỷn thì ta tập trung bấm từ khuỷn lên vai. Còn nguyên nhân từ khuỷn xuống cổ tay thì ta tập trung bấm vùng này. Ngoài ra tập trung bấm them:

. Khóa Hổ Khẩu + bấm các Ngũ Bội tay liên hệ (dẫn khí).

. Khóa Hổ Khẩu, bấm dọc đường kinh, từ cổ tay lên khủy tay (dẫn kinh khí để thông đường kinh bệnh).

. Khóa ngón + bấm lóng 2 liên hệ vùng đau.

  • Chú ý:Có một cách chữa bệnh nữa là chúng ta không cần huyệt mà bấm theo đường kinh. Trong thực tế nhiều khi cách này hiệu quả hơn.

TD: bệnh nhân chỉ đau 1 ngón tay, thì ta xem đường kinh của ngón tay đó từ ngón lên đến khuỷn tay. Ta chú ý tới gân gấp các ngón tay, ta bấm theo các đường kinh đó. Ta sẽ khóa Ngũ Bội + bấm theo đường

VÙNG CỔ TAY

Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội tay liên hệ ( dẫn khí)

Khóa ngón + bấm lóng 3 ( nối với móng tay – dẫn khí)

Khóa Cao thống + bóp véo huyệt Án khôi (trái), Nhị tuế (phải) tương ứng với cổ tay ( dẫn máu xuống cổ tay).

Khóa Hổ Khẩu + day Khô lạc 2 hoặc bóp Tứ thế ( dẫn máu xuống bàn tay).

Mu bàn tay: Đưa đẩy Nhân tam, bấm Khiên lâu

Lòng bàn tay: Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu, Dương hữu

  • Đối với mu bàn tay sẽ chịu sự chi phối lớn của Nhân tam 1, 2
  • Cách 1: khóa ngón + day Nhân tam 1,2 ( từng ngón một có thể làm như vậy)
  • Các 2: Khóa Hổ Khẩu + day Nhân tam xuống phía ngón tay.

Với long bàn tay thì bấm theo cách trên nhưng cuối cùng phải nhớ đến huyệt Khư thế. Huyệt này làm máu chạy cả bàn tay.

Chú ý: Nếu các ngón tay bị co cứng thì do gân cơ suy yếu. Khi đó ta khóa Hổ Khẩu + bấm các Ngũ Bội. Trường hợp nó co cứng nhiều ( tay quắp lại không bẻ ra được) hơn thì ta lại phải Khóa Hổ Khẩu + bật Tam tinh. Có người co quắp lại không mở ra được thì ta bóp gập các ngón tay nhiều lần thì các ngón không bị co quắp nữa. Hoặc ta nấu nước ngải cứu cho thêm ít dấm và muối để ngâm thì tay sẽ mở ra nhanh hơn.

MẠNH ĐỚI – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu.

– TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh.

– CB : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Mạnh đới và Khôi thế, day nhẹ, 1 day lên, 1 kéo xuống.

– GC : Bệnh nhân động kinh loại nhẹ: Khóa Hổ Khẩu + day huyệt Mạnh đới (làm tan đờm) .

Động kinh nặng: Khóa Hổ Khẩu, khóa Nhân tam 3 + bấm Trạch đoán.

KHÔI THẾ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu

(đối diện với huyệt Mạnh đới – cùng Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

– TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh âm).

– CB : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

THÁI LÂU:VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt. –

Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)

ẤN SUỐT: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

DƯƠNG HỮU : VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.

LƯỠNG TUYỀN – VT : Tại điểm giữa cơ Delta, huyệt ở sát 2 bên điểm giữa này (trên huyệt Giác quan một ít). Cơ Delta hình chữ V, 2 đường 2 bên sẽ tạo thành 2 (lưỡng) chỗ lõm (tuyền – con suối), vì vậy đặt tên huyệt là Lưỡng tuyền.

TD : Trị tay run,Tay không dơ lên cao được,Cầu vai bị xệ xuống.

ẤN KHÔ: Dọc 2 bên cơ nhị đầu cánh tay có 4 cặp huyệt từ trên xuống.

Cách bấm : – Khóa HK + dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp vào 2 bên cơ 2 đầu (con chuột) bật lên (cho con chuột nổi lên), làm 4 cái, từ trên xuống : có tác dụng gây ấm nóng vùng Phế, dùng trong điều trị suyễn lạnh..

– Khóa HK + Nhân tam + day Ấn khô, có tác dụng làm thông khí ở Phế, dùng trong điều trị suyễn nóng.

KHƯ TRUNG – VT : Điểm chính giữa phía trong cánh tay, sát dưới cơ nhị đầu, giữa đường nối đầu nếp nách trong và cuối nếp gấp trong khuỷu tay, bên Phải.

TRẠCH ĐOÁN VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

NGŨ ĐOÁN – VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay.

– TD : Trị đờm dãi ứ đọng, Chống ói (nôn) mửa.

– CB : Khóa Hổ khẩu – bấm từ từ.

THU Ô – VT : Để nghiêng cánh tay, tại ngay sát dưới lồi cầu ngoài xương cánh tay.

GIÁC QUAN – VT : Tại đỉnh cuối cơ Delta lên 1,5 thốn (2 khoát), huyệt ở 2 bên cạnh gân cơ giữa cơ Delta.

KIM Ô – VT : Tại giao điểm bờ ngoài cơ Delta và cơ nhị đầu. Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

Trên lâm sàng, chúng tôi phát hiện thấy một huyệt Kim ô khác, ở điểm gặp nhau của cơ delta với cơ nhị đầu bên ngoài. Như vậy, có đến 2 huyệt Kim ô đối xứng nhau qua đỉnh cơ delta, và huyệt Kim ô bên ngoài có tác dụng mạnh hơn huyệt Kim ô bên trong.

KHIÊN LÂU – VT : Trên mỏm trâm quay 1,5 thốn (2 khoát). Hoặc chéo 2 bàn tay vào nhau qua Hổ khẩu, ngón tay trỏ chạm vào xương quay ở đâu, hơi xịch vào bên trong một ít, đó là huyệt.

KHƯ THẾ – VT : Ngửa bàn tay, giữa lằn nếp khớp 3 ngón tay trỏ (2), lui xuống 1 khoát, trên gò mô ngón trỏ, sờ vào thấy cục xương.

15.09.2015
Просмотров (1656)


Зарегистрированный
Анонимно