Tác dụng của bấm huyệt Thập Chỉ Đạo

06.01.2016

Bấm huyệt Theo Y học hiện đại

Huyệt là những điểm mà kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở đó tập trung nhiều mạch máu và đặt biệt là nhiều dây, nhánh và thụ cảm thần kinh. Hệ thống thần kinh – thể dịch của cơ thể tiếp nhận nhựng kích thích, đồng thời huy động toàn cơ thể đáp ứng lại các kích thích bằng 3 loại phản xạ: Tại chỗ, tiết đoạn và Toàn thân. Khi bấm huyệt, các đáp ứng của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh – thể dịch điều nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ, điều hòa các rối loạn bệnh lý.

Bấm huyệt theo Đông y

Đông y cho rằng Tạng phủ, Kinh lạc là cơ sở cho hệ thống hoạt động của cơ thể con người, nhất là hệ thống kinh lạc. Hệ kinh lạc là hệ thống các đường ngang, dọc, phân bố chằng chịt khắp cơ thể, bênh trong vào đến tạng phủ, bênh ngoài ra đến cơ, da. 

Bấm huyệt thập chỉ đạo
             Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với sức khỏe

 Nhờ có hệ kinh lạc, khí huyết được tuần hoàn để nuôi dưỡng tạng phủ và các bộ phận khác của cơ thể, điều hòa dưỡng âm, làm cho cơ thể trở thành một khối thống nhất, thích ứng với thiên nhiên, chống lại các quá trình phát sinh, phát triển của bệnh tật.

 Khi cơ thể bị suy giảm khả năng tự bảo vệ do chính những rối loạn bệnh lý từ bênh trong cơ thể hoặc do các tác nhân gây bệnh từ bênh ngoài. Lúc đó, sự tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc bị ngăn trở dẫn đến các rối loạn hoạt động của các tạng phủ, mất thăng bằng âm dương, rối loạn sinh lý của cơ thể.

Một cơ quan, tạng phủ bênh trong, khi có sự thay đổi khác thường thì các mạch máu chi phối nội tạng đó sẽ căng lên, biểu hiện lên ở phần da có quan hệ với nội tạng đó và nếu ấn vào đó sẽ thấy đau, đó là hiện tượng phản xạ của nội tạng lên mặt da (gọi tắt là phản xạ Nội tạng - da). Đối với các nhà nghiên cứu, chỗ phản xạ của nội tạng lên mặt da, đó là các điểm ‘dễ dẫn’. Các điểm này, về vị trí, rất giống các huyệt đạo trong châm cứu. Ngược lại, khi tác động lên một số vùng da, những tác động đó có thể dẫn truyền và tạo phản ứng kích thích đối với cơ quan, tạng phủ tương ứng bên trong, hiện tượng này được gọi là phản xạ ‘ Da – Nội tạng ‘. Nhờ những phản xạ này, thầy thuốc có thể phát hiện và thông qua sự kích thích thích hợp, có thể điều chỉnh được những rối loạn bệnh lý tương ứng.

Điều trị bằng bấm huyệt, qua những tác động hợp lý trực tiếp vào huyệt, giúp cho cơ thể làm lưu thông hệ kinh lạc, lập lại sự tuần hoàn của khính huyết, điều hòa các rối loạn chức năng của tạng phủ, phục hồi trạng thái mất quân bình sinh lý, con người sẽ khỏe mạnh.

Để nghiên cứu sâu hơn về huyệt đạo, gần đây, các nhà khoa học đã sữ dụng một thiết bị được gọi là ‘Máy ghi lại nhiệt độ cơ thể’ thiết bị này có thể ghi lại một cách kỹ càng sự thay đổi nhiệt độ trên mặt da, qua đó có thể xác định tác dụng của liệu pháp huyệt đạo.

Dùng máy hình ghi lại nhiệt độ cơ thể để quan sát, có thể thấy nhiệt độ ở những vị trí mà từ xưa đến nay gọi là huyệt vị, thường ở trạng thái tương đối cao. Đó là tình hình ở những người khỏe mạnh. Người có nội tạng khác thường, sự chênh lệch nhiệt độ ở những vị trí này không rõ ràng lắm. Khi châm cứu hoặc bấm vào huyết vị, nhiệt độ ở mặt da lập tức tăng lên, điều này chứng tỏ sự căng của thần kinh giao cảm bị kiềm chế.

Tác dụng của bấm huyệt đối với các cơ quan trong cơ thể có thể tóm tắt như sau:

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với da và tổ chức da

Da bao bọc cơ thể với diện tích khoảng 15.000 cm2, cơ quan nhận cảm và truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những đáp ứng của cơ thể đối với những kích thích đó. Bấm huyệt có khả năng tăng cường quá trình hô hấp, dinh dưỡng và thải chất cặn bả của da nhờ đó giúp cho da và tổ chức dưới da nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh và rối loạn hoặc tổn thương bệnh lý.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ thần kinh

Mọi chức năng hoạt động sống của cơ thể điều do hệ thống thần kinh chi phối, hệ thống thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương gồm có não, tủy sống.

Hệ thần kinh ngoại vi gồm các dây thần kinh nối não và tủy sống với các cơ quan khác trong cơ thể.

Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động của các cơ qua nội tạng gồm có giao cảm và phối giao cảm.

Bấm huyệt có khả năng tác động đến những hoạt động cơ bản của vỏ não, ảnh hưởng đến quá trình hương phấn, ức chế, đồng thời có tác dụng điều chỉnh rõ rệt những hoạt động của hệ thần kinh thực vật, cải thiện các chức năng của nội tạng.

Nếu bấm và dây huyệt với thao tác nhanh, mạnh thì có tác dụng kích thích thần kinh, gây co cơ hoặc làm cho cơ nhão được được chắc lên. Nếu bấm dây nhẹ, chậm, gây đau êm thì lại có tác dụng an thần, giảm hưng phấn tại chỗ, làm cho gân cơ thư giản, bớt co cứng, bớt đau.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ cơ gân khớp

Cơ thể con người có tới 600 cơ và chiếm 30 – 40 % trọng lượng toàn thân. Não và cơ có mối liên hệ hết sức mật thiết. Bất kỳ cơ nào, dù nhỏ nhất cũng không ngừng đưa về não những thông tin về trạng thái của nó và cũng thường xuyên nhận những tính hiệu đáp ứng của não.

Những sung động sinh học từ cơ đưa về não là những tác nhân kích thích hoạt động của não, làm cho não hưng phấn hoặc ức chế. Cơ càng căng, càng hoạt động, càng có nhiều xung động đưa về não.

Bấm huyệt có tác dụng làm cho các cơ bị mệt mỏi sớm được phục hồi, cơ được nuôi dưỡng tốt, phòng chống được tình trạng teo cơ, co cứng, phù nề, nâng cao khả năng lao động của cơ.

Các gân cơ bao khớp và xương có sự liên kết chặt chẽ, chung quanh bao khớp có những dây chằng giữ vững ổ khớp. Trong ổ khớp có bao hoạt dịch chứa nước nhờn để làm giảm ma sát giữa các đầu xương. Bấm huyệt có tác dụng tăng tính co giãn, hoạt động của gân, dây chằng, tác động đến quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp có tác dụng chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi chức năng vận động của khớp.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ tuần hoàn và hô hấp

Hệ thống tuần hoàn và hô hấp bảo đảm sự thay đổi vật chất giữa các tổ chức của cơ thể và môi trường bênh ngoài, cung cấp oxy cho tế bào chuyển hóa năng lượng, thải thán khí và các sản phẩm chuyển hóa khác.

Bấm huyệt có thể làm tăng tốc độ và lượng máu tuần hoàn, tăng cường quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào.Các tổ chức được cung cấp oxy là chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các rối loạn cơ năng hoặc hồi phục các tổn thương thực thể. Trong chữa bệnh, nếu biết tác động vào các huyệt vị phù hợp, có thể làm tăng hay giảm huyết áp, có thể điều chỉnh lại đến mức sinh lý.

Khi bấm huyệt trên da sẽ tác động đến các khu hô hấp, tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Bấm huyệt có thể làm các tiểu phế quản và các phế nang giãn hoặc co lại.

Các công trình nghiên cứu cho biết, nếu tác động vào các đốt sống cổ 4, 5 sẽ gây phản xạ co phổi. Nếu tác động vào các đốt lưng 6, 7, 8 sẽ làm giãn phổi. Vì vậy, đối với từng bệnh khi chữa cần phải biết chọn vị trí và phương pháp thích hợp.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ bạch huyết

Bạch huyết lưu thông trong một hệ thống mao mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Thành của những mao mạch này có tính thẩm thấu cao, có khả năng hấp thu những dung dịch keo và tạp chất. Bạch huyết lưu thông trong hạch mạch nhờ sự co rút của cơ rồi đi vào tĩnh mạch. Bấm huyệt cũng làm tăng cường lưu thông tuần hoàn bạch huyết, có thể làm tiêu giảm các hiện tượng sưng nề ứ đọng trong cơ thể. Hạch bạch huyết có ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Khi hạch bí sưng đau là có hiện tượng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập cơ thể bị giữ lại ở đó, vì vậy, không nên bấm mạnh vào các hạch bạch huyết vì có thể làm lan rộng sự nhiễm trùng.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ tiêu hóa

Bấm huyệt có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Nếu kích thích mạnh có thể làm tăng tiết dịch, kích thích vừa hoặc nhẹ làm giảm tiết dịch.

Bấm huyệt có thể làm giảm hoặc cắt đức cơn đau vùng thượng vị, các cơn đau quặn do rối loạn tiêu hóa, do viêm tiểu trường, viêm đại trường.

Nguồn: Trích Sách Thập Chỉ Đạo - Lương y Hoàng Duy Tân
Комментарии (0)Просмотров (913)