Thập chỉ đạo chữa bong gân vùng chân (Phần 38)
BONG GÂN VÙNG CHÂN
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
Định nghĩa: Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng – khớp gây nên bởi sự cử động quá mức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo, không gây sai khớp, gẫy xương. Cũng còn gọi là Sái gân, Trật gân.
Bong gân thường xẩy ra sau 1 chấn thương làm cho 1 phía của khớp bị toác ra, hoặc do đi giầy cao gót bị lật, trẹo chân…
Phân loại
– Bong gân độ I : dây chằng chỉ bị dãn dài một ít, được coi là nhẹ.
– Bong gân độ II : dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
– Bong gân độ III: dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.
Triệu chứng
Khi bị chấn thương, người bệnh cảm thấy đau nhói như là điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó k hớp tê dại, không còn biết đau nữa khoảng trên dưới 1 giờ, rồi cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương thì sẽ thấy đau nhói như bị điện giật. Khi gặp các dấu hiệu trên, nên nghĩ đến bong gân.
Các khớp dễ bị bong gân nhất là:
. Khớp cổ chân, mắt cá chân.
. Khớp gối.
. Khớp ngón tay.
Điều trị : Tham khảo thêm phần “ Bong gân tay”
. Đối với bong gân nhẹ (độ I): Hoàn toàn có thể dung phương pháp bấm huyệt để chữa khỏi bệnh
. Đối với bong gân nặng (độ II và III): Ta cần chụp phim kiểm tra xem mức độ đến đâu. Nếu không bị gẫy xương hoặc đứt dây chằng thì có thể dung phương pháp bấm huyệt. Còn nặng hơn thì cần kết hợp với Tây y.
– Khi mới bị bong gân do chấn thường mà xưng đau nhiều thì đừng nên bấm huyệt ngay, ít nhất sau 1 ngày mới bấm huyệt. Nên dán cao giảm đau, tránh ngâm vào nước đá. Sau đó chữa càng sớm càng tốt, để lâu quá thành tật sẽ không chữa được nữa.
– Các huyệt đưa ra chỉ là chỗ dựa theo mà làm. Quan trọng là tìm những điểm đau theo đườing kinh, theo đường gân cơ rồi xoa bóp như huyệt cục bộ. Nếu làm đúng thì trong một tuần là khỏi, còn không có khi kéo dài tới 5,6 tháng.
Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo
+ VÙNG HÁNG: dùng huyệt Túc mô làm chính.
. Khóa Khô Khốc 1 + bấm Ngũ Bội chân tương ứng ( dẫn khí thông kinh).
. Khóa Khô Khốc 3 + day huyệt Định tử để dẫn máu lên háng.
+ VÙNG ĐẦU GỐI: dùng huyệt Khu phong làm chính.
. Khóa Khô Khốc 1 + bấm các Ngũ Bội chân liên hệ, chú trọng Ngũ Bội 2 và Bí huyền (dẫn khí thông kinh).
. Khóa Khô Khốc 2 + day Định tử (dẫn máu đến khớp gối).
. Khóa móc Khô Khốc 1 – bấm Ngũ Bội vùng đau (thông kinh, giảm đau).
+ VÙNG CỔ CHÂN: Dùng huyệt Khô thống làm chính.
. Khóa Khô Khốc 1 – bấm Ngũ Bội chân 1, 2 (dẫn khí thông kinh).
. Khóa Khô Khốc1 + day Định tử và Đắc quan ( dẫn máu đến cổ chân).
. Móc 2 bên gân Achille (thông kinh khí tại chỗ).
. Thêm Khô thống, Kim nhũ, Tả nhũ, Thốn ô, Khô minh, Nhất thốn (thông kinh khí).
+ VÙNG BÀN CHÂN: dùng huyệt Thốn ô, Ngưu tuyền làm chính.
. Khóa Khô Khốc1 + bấm các Ngũ Bội chân (dẫn khí thông kinh).
. Khóa KH 1 + day Định tử + Đắc quan (dẫn máu xuống bàn chân).
. Thêm Ngưu tuyền, Thốn ô, Túc mô (huyệt đặc hiệu trị bong gân bàn chân).
. Dùng huyệt chính làm chủ, thêm các huyệt vùng cục bộ ( gần chỗ bong gân) hoặc các huyệt có tác dụng dẫn máu…
KHU PHONG – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Ngồi thõng chân, khi nghiêng chân, tại mé lồi cầu ngoài xương đùi, có vùng lõm, trên giữa rãnh phần cuối cơ 4 đầu đùi và cơ 2 đầu đùi (tại bó gân của nhóm cơ đùi sau – ngoài gân cơ 2 đầu đùi). Đây là huyệt Khu phong chính được coi là số 1, từ huyệt này đo thẳng lên 1 khoát là Khu phong 2, lên thêm 1 khoát nữa là Khu phong 3.
KHÔ THỐN – VT : Đỉnh mào chậu xuống 4 khoát (dưới huyệt Khiên thế 2 khoát ), hơi xéo vào trong.
BÍ HUYỀN
ĐỊNH TỬ – VT : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón tay), tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.
ĐẮC QUAN – VT : Lấy ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, trong khe của gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái (1) (Vểnh bàn chân lên cho hiện rõ gâ n cơ cẳng chân, huyệt ở sát 2 bên chỗ lõm giữa cẳng chân).
NHẤT THỐN – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), ra sau 1 khoát. Trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân (giữa đường thẳng nối từ bờ gân gót đến ngón chân cái).
TÚC MÔ – VT : Từ bờ trong ngón chân cái đến gân gót chân chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 từ ngón chân xuống, trên đường tiếp giáp da – gan mu chân.
– TD : Trị bong gân ở vùng mu bàn chân, mu bàn chân sưng.
– CB : Kết hợp khóa Khô khốc + day bấm.
– GC : Kết hợp huyệt Thốn ô và Túc mô sẽ tăng tác dụng mạnh hơn (đây là 2 huyệt chủ yếu để trị bong gân bàn chân).
THỐN Ô – VT : Khớp 2 mu ngón chân cái hơi chếch vào phía trong, bên cạnh (không ở giữa) gân ngón chân, ngang với điểm nối xương ngón chân với xương bàn chân.
– TD : Làm dãn gân co rút ở chân. Trị chân bị bong gân (Khóa Khô khốc 1 phối hợp với móc Achile). Trị bong gân cổ chân: Phối hợp Khô thống và Kim nhũ.
– GC : Đây là huyệt chủ yếu khi trị bong gân ở chân (bất cứ vị tri nao ở chan).
TẢ NHỦ – VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài xuống 2 thốn (3 khoát), bên Trái.
– TD : Trị bong gân vùng cổ chân.
KIM NHŨ – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía trước (hướng ngón chân cái) 1 khoát, ở chân bên Phải.
– TD : Trị bong gân ở cổ chân.
– CB : Khóa Khô khốc 3 + Day bấm.
KHÔ MINH – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 1,5 thốn (2 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát.
NGƯU TUYỀN – VT : Đỉnh mắt cá chân trong ra sau 1,5 thốn (2 khoát), thẳng lên 2 thốn (3 khoát) [dưới huyệt Ngũ thốn 1 khoát].
– TD : Trị mu bàn chân sưng. Bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong, vùng gân Achile,
. Trị bong gân mắt cá chân trong: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2 Ngũ bội 1, day lên .
. Trị bong gân mắt cá chân ngoài: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2 Ngũ bội 5, day lên .
. Trị bong gân vùng giữa bàn chân: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2 Ngũ bội 2, day lên.
. Trị bong gân kèm máu bầm ứ: Khóa (đè vào) lóng 2 của Ngũ bội 1, bấm từ Ngưu tuyền xuống gân gót.
– : Kết hợp với huyệt Túc mô để trị bong gân ở mu bàn chân.