Phương pháp chữa bệnh của thập thủ đạo
1.Khai thông huyệt đạo :
Bà Lịch đề ra nguyên tắc bắt buộc đầu tiên của mỗi buổi chữa trị là "phải khai thông huyệt đạo" cho bệnh nhân trước khi chính thức bấm huyệt chữa bệnh. Thực chất đó là "sự khởi động", ở mức độ mạnh - nhẹ, lâu - mau khác nhau, cho các cơ tê liệt, cho các bộ phận mắc bệnh, được chuẩn bị đi vào chữa bệnh, sẵn sàng đáp ứng bằng các cử động, rung giật vừa phải, thích hợp. Việc khai thông huyệt đạo sẽ gay nên sự phản xạ co cứng cơ bắp bất thần, gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi có thể gây thêm tổn thương cho các cơ bại liệt nữa.
Đó là nét độc đáo thứ nhất của KHOA THẬP THỦ ĐẠO.
2. Khóa huyệt
Bà Lịch nêu ra nguyên tắc bắt buộc thứ 2 của mỗi buổi chữa trị là "Khi một tay của thầy thuốc bấm huyệt - hoặc chính thức chữa bệnh, hoặc mới khai thông huyệt đạo - thì đồng thời tay kia bao giờ cũng ở tư thế khóa huyệt ở tay hay ở chân bệnh nhân". Cả hai tay thầy thuốc cùng hoạt động,tạo sự hài hòa cho nhau và tay khóa huyệt luôn luôn hỗ trợ đắc lực cho tay day bấm huyệt chữa bệnh.
Sự hỗ trợ đắc lực được thể hiện ở chỗ : tay khóa huyệt tham gia vào việc kích thích phản xạ ở mức độ đúng mức cần thiết, nghĩa là tạo được phản xạ phải có.
Về tác dụng thứ nhất " tham gia tạo được kích thích phản xạ phải có " của khóa huyệt : có thể hình dung người thầy thuốc là người chơi đàn, tay khóa huyệt là những ngón tay bấm nốt đàn, còn tay day bấm huyệt ( cũng như tay khai thông huyệt đạo ) là những ngón tay gảy dây đàn…
Về tác dụng thứ hai " tham gia hãm bớt phản xạ quá mức " của khóa huyệt : Có thể ví người thầy thuốc như người lái xe ô tô, tay khóa huyệt của thầy thuốc khi nhẹ khi nặng, ví như bàn chân của người lái xe đặt lên bàn phanh, lúc giảm lúc tăng…
3.Dùng Huyệt Hồi Sinh và Biến Điện
Nét độc đáo thứ ba của KHOA THẬP THỦ ĐẠO mà Bà Lịch khởi xướng là nguyên tắc HỒI SINH và BIẾN ĐIỆN.
Có nhiều huyệt HỒI SINH trong THẬP THỦ ĐẠO, song đáng kể là 11 huyệt, gồm 8 huyệt trụ cột HỒI SINH ở vai gáy và 3 huyệt HỒI SINH thân thể ở dưới nếp nách trái - sau.
Một đôi khi người bện quá yếu, bấm huyệt Hồi Sinh rồi mà vẫn chưa đủ điều kiện chuyển sang chữa bệnh chính thức, Bà Lịch thường dùng một thủ pháp độc đáo khác, mà bà gọi là BIẾN ĐIỆN.
4. Thông qua PHẦN LÀNH để chữa PHẦN LIỆT
Nguyên lý chiến lược trong chiến thắng những gân cơ TEO, LIỆT, CO CỨNG của Bà Lịch là " thông qua cái lành để chữa cái liệt, thông qua những phần còn lành đề gián tiếp chữa những phần đã liệt, thông qua cơ lành - chi lành để chữa cơ liệt - chi liệt…". Đó là nét độc đáo thứ 4 của KHOA THẬP THỦ ĐẠO.
Liệu trình chữa cho người bị bại liệt của Bà Lịch thông thường kéo dài ngày và thưa buổi chữa. Mỗi tuần Bà chủ chữa 1- 2 lần. Bà khẳng định : "Các cơ liệt bại đã ốm yếu lâu, nếu để chúng phải hoạt động quá sức, chúng sẽ mệt mỏi nhiều, đôi khi còn bị bại liệt nhiều hơn. Vì thế, các buổi chữa không dồn dập, dể các cơ có đủ thời gian "lại sức" , "phục hồi chức năng", phấn chấn đón nhận những buổi chữa tiếp theo"
5.Điêu luyện đôi tay để trở thành người thầy thuốc giỏi
Bà Lịch thường nói "Tôi phải dành 12 năm để học cách bấm huyệt".Bí quyết thành công của người thầy thuốc chữa theo phương pháp THẬP THỦ ĐẠO là sự điêu luyện về thủ pháp: "bấm trúng huyệt,đạt được dịu nhẹ về cường độ, đạt nhanh về trường độ, mà vẫn tạo được ngưỡng thấm đắc khí,tạo được sự hài hòa giữa kích thích phản xạ, tạo được sự cân bằng nhịp nhàng,mới giữ được mọi chức năng hoạt động của cơ thể". Bấm chệch huyệt và mạnh tay chỉ làm đau bệnh nhân,đôi khi còn nặng thêm, thậm chí còn có thể gây thêm tai biến nữa.
Có học trò giỏi của Bà Lịch đã nói " học xong mọi điều, tôi dành suốt 3 tháng để quan sát đôi tay Bà Lịch, mới tạm bắt chước được, tất nhiên còn rất vụng về để làm thao tác bấm, day, di đẩy, miết, móc, bóp, véo, đập, nhồi ( bằng khuỷu tay ) như Bà Lịch ".
Bà Lịch mong mỏi ở mọi người, theo KHOA THẬP THỦ ĐẠO sẽ trở thành những người chữa bệnh giỏi. Bà Nói : "Luyện thành GIỎI" không khó,chỉ cần thực hiện đầy đủ 3 điều kiện cần và đủ đó là :
1. Lòng say mê tìm tòi, học hỏi không mệt trong chữa bệnh
2. Có sức khỏe tốt, tâm hồn trong sáng, đạo đức " cứu nhân độ thế ", lòng thương yêu vô hạn đối với bệnh nhân, đối với trẻ em và những người tật nguyền khốn khổ ( tuyệt đối không lợi dụng "LÀM TIỀN" ).
3. Rèn luyện những ngón tay day bấm với "nội khí" của toàn thân mình ( chứ không phải bằng sức mạnh của gân cơ ).
Bà Lịch đề ra nguyên tắc bắt buộc đầu tiên của mỗi buổi chữa trị là "phải khai thông huyệt đạo" cho bệnh nhân trước khi chính thức bấm huyệt chữa bệnh. Thực chất đó là "sự khởi động", ở mức độ mạnh - nhẹ, lâu - mau khác nhau, cho các cơ tê liệt, cho các bộ phận mắc bệnh, được chuẩn bị đi vào chữa bệnh, sẵn sàng đáp ứng bằng các cử động, rung giật vừa phải, thích hợp. Việc khai thông huyệt đạo sẽ gay nên sự phản xạ co cứng cơ bắp bất thần, gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi có thể gây thêm tổn thương cho các cơ bại liệt nữa.
Đó là nét độc đáo thứ nhất của KHOA THẬP THỦ ĐẠO.
2. Khóa huyệt
Bà Lịch nêu ra nguyên tắc bắt buộc thứ 2 của mỗi buổi chữa trị là "Khi một tay của thầy thuốc bấm huyệt - hoặc chính thức chữa bệnh, hoặc mới khai thông huyệt đạo - thì đồng thời tay kia bao giờ cũng ở tư thế khóa huyệt ở tay hay ở chân bệnh nhân". Cả hai tay thầy thuốc cùng hoạt động,tạo sự hài hòa cho nhau và tay khóa huyệt luôn luôn hỗ trợ đắc lực cho tay day bấm huyệt chữa bệnh.
Sự hỗ trợ đắc lực được thể hiện ở chỗ : tay khóa huyệt tham gia vào việc kích thích phản xạ ở mức độ đúng mức cần thiết, nghĩa là tạo được phản xạ phải có.
Về tác dụng thứ nhất " tham gia tạo được kích thích phản xạ phải có " của khóa huyệt : có thể hình dung người thầy thuốc là người chơi đàn, tay khóa huyệt là những ngón tay bấm nốt đàn, còn tay day bấm huyệt ( cũng như tay khai thông huyệt đạo ) là những ngón tay gảy dây đàn…
Về tác dụng thứ hai " tham gia hãm bớt phản xạ quá mức " của khóa huyệt : Có thể ví người thầy thuốc như người lái xe ô tô, tay khóa huyệt của thầy thuốc khi nhẹ khi nặng, ví như bàn chân của người lái xe đặt lên bàn phanh, lúc giảm lúc tăng…
3.Dùng Huyệt Hồi Sinh và Biến Điện
Nét độc đáo thứ ba của KHOA THẬP THỦ ĐẠO mà Bà Lịch khởi xướng là nguyên tắc HỒI SINH và BIẾN ĐIỆN.
Có nhiều huyệt HỒI SINH trong THẬP THỦ ĐẠO, song đáng kể là 11 huyệt, gồm 8 huyệt trụ cột HỒI SINH ở vai gáy và 3 huyệt HỒI SINH thân thể ở dưới nếp nách trái - sau.
Một đôi khi người bện quá yếu, bấm huyệt Hồi Sinh rồi mà vẫn chưa đủ điều kiện chuyển sang chữa bệnh chính thức, Bà Lịch thường dùng một thủ pháp độc đáo khác, mà bà gọi là BIẾN ĐIỆN.
4. Thông qua PHẦN LÀNH để chữa PHẦN LIỆT
Nguyên lý chiến lược trong chiến thắng những gân cơ TEO, LIỆT, CO CỨNG của Bà Lịch là " thông qua cái lành để chữa cái liệt, thông qua những phần còn lành đề gián tiếp chữa những phần đã liệt, thông qua cơ lành - chi lành để chữa cơ liệt - chi liệt…". Đó là nét độc đáo thứ 4 của KHOA THẬP THỦ ĐẠO.
Liệu trình chữa cho người bị bại liệt của Bà Lịch thông thường kéo dài ngày và thưa buổi chữa. Mỗi tuần Bà chủ chữa 1- 2 lần. Bà khẳng định : "Các cơ liệt bại đã ốm yếu lâu, nếu để chúng phải hoạt động quá sức, chúng sẽ mệt mỏi nhiều, đôi khi còn bị bại liệt nhiều hơn. Vì thế, các buổi chữa không dồn dập, dể các cơ có đủ thời gian "lại sức" , "phục hồi chức năng", phấn chấn đón nhận những buổi chữa tiếp theo"
5.Điêu luyện đôi tay để trở thành người thầy thuốc giỏi
Bà Lịch thường nói "Tôi phải dành 12 năm để học cách bấm huyệt".Bí quyết thành công của người thầy thuốc chữa theo phương pháp THẬP THỦ ĐẠO là sự điêu luyện về thủ pháp: "bấm trúng huyệt,đạt được dịu nhẹ về cường độ, đạt nhanh về trường độ, mà vẫn tạo được ngưỡng thấm đắc khí,tạo được sự hài hòa giữa kích thích phản xạ, tạo được sự cân bằng nhịp nhàng,mới giữ được mọi chức năng hoạt động của cơ thể". Bấm chệch huyệt và mạnh tay chỉ làm đau bệnh nhân,đôi khi còn nặng thêm, thậm chí còn có thể gây thêm tai biến nữa.
Có học trò giỏi của Bà Lịch đã nói " học xong mọi điều, tôi dành suốt 3 tháng để quan sát đôi tay Bà Lịch, mới tạm bắt chước được, tất nhiên còn rất vụng về để làm thao tác bấm, day, di đẩy, miết, móc, bóp, véo, đập, nhồi ( bằng khuỷu tay ) như Bà Lịch ".
Bà Lịch mong mỏi ở mọi người, theo KHOA THẬP THỦ ĐẠO sẽ trở thành những người chữa bệnh giỏi. Bà Nói : "Luyện thành GIỎI" không khó,chỉ cần thực hiện đầy đủ 3 điều kiện cần và đủ đó là :
1. Lòng say mê tìm tòi, học hỏi không mệt trong chữa bệnh
2. Có sức khỏe tốt, tâm hồn trong sáng, đạo đức " cứu nhân độ thế ", lòng thương yêu vô hạn đối với bệnh nhân, đối với trẻ em và những người tật nguyền khốn khổ ( tuyệt đối không lợi dụng "LÀM TIỀN" ).
3. Rèn luyện những ngón tay day bấm với "nội khí" của toàn thân mình ( chứ không phải bằng sức mạnh của gân cơ ).
23.02.2016