Ngũ bộ và tam tinh trong Thập Chỉ Đạo (Phần 3)
Ngũ bộ và tam tinh trong Thập Chỉ Đạo
Nguyễn Toàn Thắng soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân
Hướng vận hành: Từ đầu ngón tay, chân hướng lên ngực và đầu
Tác dụng: Ngũ bội: Tính dương có đặc tính hưng phấn, kích thích. Chủ về gân, cơ
Tam tinh: Tính âm, mang tính ức chế. Chủ về huyết
Tỉnh huyệt: nơi xuất phát các đường kinh
1. Khai thông tay:
Khai thông kinh khí: bắt đầu từ ngón út, vì làm theo luật tương sinh : Thận, Can, Tâm, Tỳ, Phế. Làm 15 – 20 giây mỗi ngón. Bên phải làm trước sau đó chuyển sang bên trái. Chú ý: Đẩy lóng 3 tác dụng mạnh nhất
* Với người nhậy cảm:
– Đẩy lóng ( Không cần khóa móng)
* Với người thường: – Khóa móng + đẩy lóng
* Với người đẩy lóng không tác dụng: Kích móng ( Bấm kích lên ngay chỗ khóa móng)
· Khai thông nội tạng:
– Khóa Hộ khẩu + đẩy lóng .
– Hoặc Khóa HK + kích móng
(Đối với ngón 3 thuộc về tâm thì ta đẩy lóng và kích móng nhẹ hơn )
KHÓA HỔ KHẨU
Vị trí: Chỗ lõm dưới mỏm trâm trụ và trâm quay.
Nhân Tam: có 3 điểm ở lưng cổ & cẳng tay
– Nhân Tam 1: Chỗ lõm giữa cổ & mu tay – ngang mỏm trâm quay và trâm trụ
– Nhân Tam 2: Trên Nhân Tam 1 khoảng 1 khoát, giữa khe xương quay và xương trụ.
– Nhân tam 3: Trên Nhân Tam 2 khoảng 1 khoát
2. Khai thông chân
· Khai thông kinh khí: – Khóa móng + đẩy lóng
– Hoặc Kích móng
· Khai thông nội tạng:
– Khóa KK3 + đỡ Achile + đẩy lóng
– Khóa KK3 + đỡ Achile + kích móng
Chân phải: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân ngoài.
Chân trái: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân trong.
Vị trí: Đỉnh giữa mắt cá chân trong và ngoài.
Vị trí: Sát dọc bờ ngoài và bờ trong gân Achille.
Móc Achile có một khoảng dài, càng gần sát dưới lực càng mạnh
3. GIẢI HUYỆT: 12 huyệt căn bản của Thập chỉ đạo
– Lấy tay đỡ 2 thái dương, bấm 6 huyệt ở 2 mắt, mỗi huyệt bật 5 lần, bật lên trên
– Lấy tay đỡ sau gáy, bật ngang huyệt số 7 (5 lần)
– Lấy tay đỡ sau gáy bật ngang huyệt số 8 (5 lần)
– Đặt 2 tay ở bờ xương cổ từ gáy xuống cuối bờ vai, chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn bóp ra phía sau 4 lần.