Thập chỉ đạo điều trị câm điếc do chấn thương, Do môi vểnh (Phần 13)
Câm điếc do chấn thương, Do môi vểnh
Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
CÂM ĐIẾC DO CHÂN THƯƠNG
Khi ngã đập đầu gây chấn thương không nói và không nghe được. Trường hợp này có thể chữa được.
- Khai thông toàn thân.
- Khai thông kinh khí : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ BộiT2
- Khóa Hổ Khẩu + bật Dương hữu.
- Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ thế.
- Khóa Hổ Khẩu + Bấm Khung côn ( Huyệt đặc trị chữa câm)
- Khóa Khô Khốc3 + điểm móc Khô lưu ( Huyệt đặc trị chữa câm)
- Không nói được số 4: Khóa Khung côn + bấm Trạch đoán (Tay phải)
- Không nói được số 7: Khóa Khung côn + bấm Thủ mạnhvà
Khóa Thủ mạnh + bấm Khung côn (Tay phải)
CÂM ĐIẾC DO MÔI VỂNH
- Khai thông toàn thân
- Khai thông kinh khí : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ BộiT1, 2)
- Day Á mô.
- Khóa Hổ Khẩu + bấm Khắc thế
- Khóa Khô Khốc3 + bấm Khô lưu
TỨ THẾ: Từ mỏm vai xuống khuỷn tay chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt
DƯƠNG HỮU: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.
KHUNG CÔN: Từ chỗ lõm nhất của lằn cổ tay thẳng xuống bàn tay 1 khoát.(Giao điểm với ngón cái đi xuống)
KHÔ LƯU: Từ đỉnh giữa mắt cá chân trong đến đầu bờ trong ngón chân cái, chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 tính từ gót chân
THỦ MẠNH: Nằm tại điểm giữa của đường nối mép nách và đỉnh bờ vai phía trước.
TRẠCH ĐOÁN: – VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.
KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11 với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)