Thập chỉ đạo Điều trị di chứng liệt (Phần 18)
Điều trị di chứng liệt
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
TIẾN TRÌNH ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT
- Phục hồi vùng cổ ( cổ cứng thì mới ngồi thẳng được) : Bấm 2 tuần
- Phục hồi lưng ( lưng cứng thì mới đứng thẳng được): 2 đến 3 tuần
- Phục hồi tứ chi ( tay chân phục hồi thì đi lại được) : 6 tháng
– Cần phải làm thứ tự từng phần một thì mới khỏi bệnh được.
* Bên trái gồm Can, Tâm ( Thiếu dương, Thái dương)
* Bên phải gồm Phế, Thận ( Thiếu âm , Thái âm)
* Bán cầu não bên trái bị tổn thương thì sẽ liệt nửa người bên phải
* Bán cầu não bên phải bị tổn thương thì sẽ liệt nửa người bên trái
– Y học hiện đại chia thành 2 dạng liệt : – Liệt thể co cứng thuộc Can – chủ gân cơ): bơm máu nhiều hơn ( vì can tàng huyết) – Liệt thể mềm ( thuộc Phế – chủ khí): cần tăng cường kinh khí
– Tay bao giờ cũng phục hồi chậm hơn.
– Kích thích bên lành (không liệt) để chuyển kinh khí qua bên liệt, giúp bên liệt phục hồi nhanh hơn.
– Những phần bị teo nên dẫn máu đến nuôi các phần đó, để gân cơ mau phục hồi.
NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆT
Làm mạnh cổ: – Dùng Tố ngư làm chính. Tố ngư nằm ở đốt sống 3 và 4, đi ngang ra 4 khoát.
– Khóa Tố ngư + bấm Xàng lâm ,Cô thế, Ung hương (vùng gáy)
– Khóa Tố ngư + bấm huyệt Mạnh công, Tân khương, Túc lý, Ung môn
( Các huyệt vùng lưng dưới bấm trước, vùng lưng trên và cổ bấm sau)
– Nếu bên âm thì khóa Túc kinh + bấm các huyệt trên.
– Khóa Tố ngư + bấm Túc lý và ngược lại Khóa Túc lý bấm Tố ngư.
– Nếu không dùng Tố ngư thì có thể dùng Lâm quang thay thế :
– Khóa Lâm quang + bấm Mạnh công, Tân khương, Túc lý, Ung môn
- Làm mạnh lưng:Lấy Mạnh công làm chính ( vừa mạnh chân và lưng)
– Khóa Tố ngư + bấm Mạnh công, Túc lý, Khư hợp, Ung môn
- Làm mạnh xương cùng: – Khóa Nhị môn 1 + bấm Tân khương + bấm huyệt cục bộ
( Nhị môn 2, 3, 4 – không khóa)
- Khóa Nhị môn 1thì chạy xuống xương cùng, Khóa Nhị môn 2 thì lại chạy lên ngang eo lưng ,
Khóa Nhị môn 3 thì chạy lên lưng trên, Khóa Nhị môn 4 thì lên vùng cổ gáy.
Huyệt Nhị môn vừa có tác dụng huyệt, vừa có tác dụng khóa. Khi là huyệt thì có tác dụng ngay tại chỗ
Chú ý: Quá trình liệt thường diễn ra từ dưới lên trên: Chân – Lưng – Cổ. Khi chữa bệnh sẽ theo chiều từ trên xuống dưới: Cổ – Lưng – Chân. Cơ chế liệt cũng sẽ chia thành 2 phần: Tại nơi liệt do máu không tới được thường gây nên sự co cứng gân cơ hoặc teo gân cơ, chúng ta cần kích thích để khí huyết tới được những vùng này. Phần 2 là sự ảnh hưởng của não bộ, trên não sẽ có những phần khí huyết không đến được, những phần kém hoạt động hoặc hư hỏng trên não, thường là những vùng liên quan đến sự điều khiển của các cơ quan bị liệt. Vì thế trong phần bấm huyệt và xoa bóp ta cần tập trung hít khí lên não, đồng thời kết thúc buổi bấm huyệt ta bổ sung thêm phần bơm huyết lên đầu thì khả năng phục hồi bệnh sẽ nhanh hơn rất nhiều.
CỘT SỐNG LƯNG
+ Khóa Khiên thế + bấm Nhị môn hoặc ngược lại đều có tác dụng làm chân cứng, cột sống lưng cứng lên
1- Vùng Cột sống cổ : Khóa Nhị môn 4 + bấm Chu cốt, Khư hợp, Á mô, Khắc thế, Mạnh công, Tân khương ..
. Hoặc khóa Túc kinh, Tố ngư, Lâm quang + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp.
2– Vùng Cột sống lưng : Khóa Nhị môn 3 + bấm Chu cốt, Á mô, Khắc thế, Khư hợp, Mạnh công, Tân khương ..
3- Vùng Thắt lưng L1 – L4 : Khóa Nhị môn2 + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp,Mạnh công,Tân khương
4– Vùng Xương cụt S1 – S4 : Khóa Nhị môn1 + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp,Mạnh công,Tân khương
Ngoài ra có thể phối hợp :
. Khóa Khô Khốc 2 + bấm Ngũ Bội 1 và 2 chân có tác dụng lên vùng lưng (D1-D12) và thắt lưng (L1-L5).
. Khóa Khô Khốc 3 + bấm Ngũ Bội 4, 5 chân tác dụng lên vùng xương cụt (S1-S4).
NHỊ MÔN: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt
KHIÊN THẾ
– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh mào chậu xuống 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào đường nếp háng. Hoặc xác định điểm cao nhất của xương mào chậu và mấu chuyển lớn xương đùi, huyệt ở giữa đường thẳng nối 2 điểm này
– CB : Khóa huyệt Khiên thế + bấm huyệt Nhị môn hoặc khóa huyệt Nhị môn bấm huyệt Khiên thế đều có tác dụn g làm cho chân cứng, cột sống lưng được cứng lên
UNG MÔN: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 – L4) ra ngang 2 khoát
TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra ngang 2 khoát
KHƯ HỢP: VT : Khớp (khe) đốt sống thắt lưng 2 – 3 (L2 – 3) ra ngang 1 khoát.
MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 – L2) ra ngang 2 khoát
TÂN KHƯƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong cơ mông to.
LÂM QUANG: VT : Khe đốt sống lưng 4 – 5 (D4 – D5) ra ngang 4 khoát, sát xương bả vai.
TÚC KINH: VT: Tại khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – 3) ra ngang 2 bên 4 khoát, sát bờ xương vai.
TỐ NGƯ: VT : Khe đốt sống lưng 3 và 4 (D3 – D4) ra ngang 4 khoát, sát dưới xương bả vai. Ngay dưới huyệt Túc kinh
CHU CỐT: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – D3).
XÀNG LÂM: Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 – C3).
Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa với
huyệt Tam giác ở đường nách trước)
KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)
KIM Ô: Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.
KIM QUY: Từ khớp 1ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân1cm, hơi chếch về phía ngoài ngón5.
CHÍ TÔN: Tại chỗ lõm giữa rãnh môi cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường thẳng giữa cằm.
ĐẮC CHUNG: Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.
CÔ THẾ– VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.