Thập chỉ đạo chữa bụng đầy chướng, dạ dày đau (Phần 40)

BỤNG ĐẦY CHƯỚNG, DẠ DÀY ĐAU

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BỤNG ĐẦY TRƯỚNG HƠI

  • Tự cảm thấy trong bụng như có nhiều hơi đầy tức, trướng, nặng, khó chịu.
  • Thường do Tỳ Vị tiêu hoá không tốt, thấp nghẽn, khí trệ, cho nên thường kèm các chứng ăn uống kém, sau khi ăn no tức, ợ hơi buồn nôn đại tiện không điều, chân tay bứt rứt, rêu lưỡi dầy nhớt…
  • Bấm chỉ có tác dụng xẹp hơi nhưng không có nghĩa là trị tận gốc, vì có thể sau đó bệnh đầy hơi sẽ trở lại.
  • Bệnh liên hệ đến đường kinh 2 (tay và chân).

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

  • . Khai thông
  • . Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2(khai thông kinh khí).
  • . Khóa Khô Khốc 3 bấm Ngũ Bội 2(khai thông kinh khí).
  • . Bấm Tam phi , Kim quy ( 2huyệt đặc hiệu)
  • . Thêm Vị trường điểm, Vị thốn, Khô Khốc3 + Mạnh túc, Khô Khốc3 + Tinh ngheo
  • Ghi chú: Tam phi – Kim quylà 1 cặp giúp tiêu hơi, có thể cải thiện cả cho các em bé bị “bụng ỏng đít beo”. Day thường xuyên 2 huyệt này giúp các em bé ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn

+ Khóa bằng Bàn tay ôm ra phía sau sườn + Day Tam phi: day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi hất lên

+ Khóa Khô Khốc3 +Day Kim quy

DẠ DÀY ĐAU

Đau ở giữa bụng ( vùng trấn thủy) là vùng thượng vị , từ đó xích sang tay phải mà thấy đau thì là đau tá chàng, 2 cái này chữa giống nhau. Ăn xong mà đau bụng ngay là đau dạ dày, còn ăn xong mà 2 tiếng sau mới đau thì là đau tá tràng.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo: Chữa dạ dày dùng 3 huyệt Dĩ mạch, Mạnh túc, Tinh ngheo. 3 huyệt này chữa đau 3 Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo khác nhau. Bụng chia làm 3 phần. Phần thứ nhất là Thượng vị ( trên rốn) từ huyệt Dĩ mạch đổ lên cho đến vùng trấn ức. Vùng 2 giữa trấn thủy và lỗ rốn ta gọi là Trung vị. Dưới rốn là hạ vị. Trước tiên là đau ở vùng thượng vị ở giữa bụng ( vùng trấn thủy), từ đó xích sang tay phải mà thấy đau thì là đau tá chàng, 2 cái này chữa giống nhau. Ăn xong mà đau bụng ngay là đau dạ dày, còn ăn xong mà 2 tiếng sau mới đau thì là đau tá tràng.

  • .Bệnh liên hệ đến đường kinh Ngũ Bội 2 là chính .

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

  • . Khai thông
  • . Khóa Hổ Khẩu bấm Ngũ Bội 2 (sơ thông kinh khí).
  • . Khóa Khô Khốc 3 bấm Ngũ Bội 2 (sơ thông kinh khí).
  • . Thêm Vị trường điểm (huyệt đặc hiệu điều chỉnh kinh khí ở dạ dày, ruột).
  • + Đau ở vùng Thượng vị:Dĩ mạnh (day Dĩ mạnh)
  • + Đau ở vùng Trung vị:Mạnh túc(Khóa Khô Khốc3+ day Mạnh túc)
  • + Đau ở vùng Hạ vị:Tinh ngheo (Khóa Khô Khốc3 + day Tinh ngheo)
  • + Đau tức sườn Phải hoặc Trái:Vị thốn (Chung cho cả 3 vùng) – đau bên nào day mạnh bên đó (Khóa bằng Bàn tay ôm ra phía sau sườn + day Vị thốn)

TAM PHI – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Trên đầu sụn của sườn 9, bên Phải.

– TD : Làm duỗi cơ bị co rút, trị bụng đầy hơi, làm 2 chân duỗi ra.

– CB : 4 ngón tay bóp chặt phía sau lưng, ngón tay cái đè vào huyệt, làm sao cho ngón tay sờ đụng vào kẽ sườn, bấm móc vào khe sườn.

– GC : .. Huyệt này giúp trẻ nhỏ kích thích tiêu hóa, ăn được, ngủ được sau mỗi lần bấm.

KIM QUY – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Từ khớp 1 ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân 1cm, hơi chếch về phía ngoài ngón 5.

– TD : Trị bụng đầy hơi.

– CB : Khóa Khô Khốc 3 + Bấm hơi chếch về phía ngón chân 5.

– GC : . Không bấm mạnh và nhiều ở chân trái.

. Trong trường hợp kích thích huyệt này nhiều quá làm cho người bệnh thấy mệt, bóp Trụ cột hồi sinh để giải.

VỊ TRƯỜNG ĐIỂM – VT : Tại điểm giữa rãnh mô ngón tay cái và đường thẳng từ chỗ lõm nhất nếp cổ tay trong kéo xuống. Hoặc từ giữa nếp cổ tay xuống 1 khoát, hơi chếch về phía ngón tay cái 1 ít.

– TD : Trị dạ dầy đau, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.

– CB : Dùng ngón tay trỏ đè lên xương quay, ngón 3 và 4 nắm ngón tay cái người bệnh, ngón cái ấn thẳng vào huyệt + day lên, xuống nhẹ nhàng.

MẠNH TÚC – VT : Khe ngón chân cái (1) và ngón chân 2 kéo thẳng xuống lòng (gan) bàn chân 1 khoát.

– TD : Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua).

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị: dùng huyệt Mạnh túc, Vị thốn.

+ Đau vùng hạ vị: dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung hoặc hạ vị).

– CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 1.

DĨ MẠCH – VT : Tại điểm giữa đường nối lỗ rốn và chấn thủy (ức). Hoặc từ giữ lỗ rốn đo lên [hướng ngực] 4 thốn ( 5 ngang ngón tay).

– TD : Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.

– CB : Vừa ấn vào vừa day.

VỊ THỐN – VT : Trên đường ngang qua lỗ rốn, cách lỗ rốn khoảng 8 khoát. Hoặc lấy đường thẳng từ giữa hố nách xuống chạm vào đường ngang từ giữa rỗ rốn kéo ra, từ đó đo vào phía rốn 2 khoát.

– TD : Trị dạ dày đau, bụng đau.

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị : dùng huyệt Mạnh túc.

+ Đau vùng hạ vị : dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung hoặc hạ vị).

– CB : Day – ấn.

TINH NGHEO – VT : Khe ngón chân 4 và 5 xuống phía lòng bàn chân 1 khoát.

– TD : Trị bụng đầy hơi, vùng dạ dầy bị lạnh, vùng hạ vị đau.

– CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 5.

15.09.2015
Просмотров (938)


Зарегистрированный
Анонимно