Chữa nôn mửa, ợ hơi, ợ chua bằng Thập chỉ đạo (Phần 41)
NÔN MỬA, Ợ HƠI, Ợ CHUA
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
NÔN MỬA
Ngộ độc dẫn đến khả năng nôn mửa cao nhất, nôn ra hết được độc tố sẽ dễ chịu.
Trường hợp thứ 2 không nôn ra được như người uống rượu, bụng lình xình mà không ói ra được. Sẽ có 2 trường hợp: Bấm để ói ra được và đang nôn mửa bấm để không ói ra.
Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo
- . Khai thông.
- . Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2(khai thông kinh khí).
- . Khóa Khô Khốc 3 + bấm Ngũ Bội 2(khai thông kinh khí).
- Chống Nôn mửa:Cầm lại cơn buồn nôn cho người đi tàu xe
+ Day Vị trường điểm: day thật mạnh
+ Khóa Khô Khốc3 + day Mạnh túc
+ Khóa Hổ Khẩu + day Nội quan – ở trên vùng cổ tay giữa 2 đường gân cách lằn chỉ cổ tay 3 ngang ngón tay
- Giúp nôn ra được:Giúp người bị lình sình bụng buồn ói mà ói ra không được, người thoáng ngộ độc thức ăn bứt rứt muốn đào thải ra ngoài
+ Day Vị trường điểm: day thật mạnh
+ Khóa Khô Khốc3 + day Mạnh túc
+ Day Dĩ mạnh: ấn mạnh vào, day tròn rồi hất lên
Chú ý: Vị trường điểm và Mạnh túc khi day nhẹ thì có tác dụng ngừng ói ra. Khi day mạnh thì có tác dụng ói ra hết
Ợ HƠI, Ợ CHUA
Ợ hơi: là hơi muốn đưa lên dễ tạo ra bệnh nấc vì nó làm co thắt cơ hoành, có trường hợp sị bị nấc liên tục thành bệnh. Hoặc ợ lên nhiều lần nó sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, làm các chất chua, a xít trong dạ dày đưa lên họng rồi lại đi xuống nó sẽ làm loét thực quản, ung thư thực quản.
Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo
- . Khai thông
- . Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2 tay(khai thông kinh khí).
- . Khóa Khô Khốc + bấm Ngũ Bội 2 chân(khai thông kinh khí).
- . Day ấn huyệt Vị trường điểm(huyệt đặc hiệu trị nôn mửa).
- . Thêm các huyệt: Mạnh túc, Dĩ mạch, Vị thốn, Tinh ngheo…(Tinh ngheo chỉ dung khi ợ chua quá nhiều).
VỊ TRƯỜNG ĐIỂM – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại điểm giữa rãnh mô ngón tay cái và đường thẳng từ chỗ lõm nhất nếp cổ tay trong kéo xuống. Hoặc từ giữa nếp cổ tay xuống 1 khoát, hơi chếch về phía ngón tay cái 1 ít.
– TD : Trị dạ dầy đau, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.
– CB : Dùng ngón tay trỏ đè lên xương quay, ngón 3 và 4 nắm ngón tay cái người bệnh, ngón cái ấn thẳng vào huyệt + day lên,
xuống nhẹ nhàng.
MẠNH TÚC – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Khe ngón chân cái (1) và ngón chân 2 kéo thẳng xuống lòng (gan) bàn chân 1 khoát.
– TD : Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua).
+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.
+ Đau vùng trung vị: dùng huyệt Mạnh túc, Vị thốn.
+ Đau vùng hạ vị: dùng huyệt Tinh ngheo.
Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung hoặc hạ vị).
– CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 1.
DĨ MẠCH – VT : Tại điểm giữa đường nối lỗ rốn và chấn thủy (ức). Hoặc từ giữ lỗ rốn đo lên [hướng ngực] 4 thốn ( 5 ngang ngón tay).
– TD : Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.
– CB : Vừa ấn vào vừa day.
VỊ THỐN – VT : Trên đường ngang qua lỗ rốn, cách lỗ rốn khoảng 8 khoát. Hoặc lấy đường thẳng từ giữa hố nách xuống chạm vào đường ngang từ giữa rỗ rốn kéo ra, từ đó đo vào phía rốn 2 khoát.
– TD : Trị dạ dày đau, bụng đau.
+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.
+ Đau vùng trung vị : dùng huyệt Mạnh túc.
+ Đau vùng hạ vị : dùng huyệt Tinh ngheo.
Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung hoặc hạ vị).
– CB : Day – ấn.
TINH NGHEO – VT : Khe ngón chân 4 và 5 xuống phía lòng bàn chân 1 khoát.
– TD : Trị bụng đầy hơi, vùng dạ dầy bị lạnh, vùng hạ vị đau.
– CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 5.