Thập chỉ đạo điều trị bệnh sa tử cung (Phần 43)
SA TỬ CUNG
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
Sa tử cung là một hội chứng bệnh của tử cung bị sa xuống dưới Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo bình thường. Còn gọi là Sa sinh dục.
Trên lâm sang người ta chia Sa sinh dục làm 3 độ
– Độ I : Cổ tử cung nằm trong âm đạo, chưa sa ra ngoài có cảm giác nặng, vướng, lao động mệt nhọc thấy vướng rõ hơn, nghỉ ngơi thì đỡ.
– Độ II : Cổ tử cung thập thò ở cửa âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo sa xuống 1 ít. Nằm nghỉ thì cổ tử cung co lên, đi lại nhiều hoặc lao động nặng thì sa xuống nhiều.
– Độ III : Cổ tử cung lòi hẳn ra ngoài âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo sa xuống nhiều kéo theo bàng quang và trực tràng sa xuống. cổ tử cung sưng to, lở loét. tiểu không hết, đại tiện khó đi, bụng dưới cảm thấy nặng, nằm cũng không co lên.
Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo
. Khai thông
. Khóa móc Khô Khốc 1 bấm Ngũ Bội 4, 5, 1 và 2 (khai thông kinh khí).
. Móc Khô Khốc 2 cả trong lẫn ngoài xuống phía dưới, cả 2 chân. ( Móc Khô Khốc 2 có nghĩa là cả mắt cá trong lẫn ngoài, giống như bật ngang cả 2 Khô Khốc 2 một lúc, 1 lần là 9 cái, nó tác dụng thẳng lên tử cung )
. Sau đó đối với cả 5 Ngũ Bội thì khóa Khô Khốc1 + bấm lóng 1, Khóa Khô Khốc2 + bấm lóng 2, Khóa Khô Khốc3 + bấm lóng 3 ( lóng 3 sát với bàn chân).
. Từ rốn xuống tử cung chia làm 3 phần. Nếu tử cung lòi ra ngoài thành 1 cục to thì có nghĩa tương ứng với độ 3, lúc đó khóa Khô Khốc3 + bấm lóng 3 làm 9 cái ( bấm đốt sát bàn chân), nếu đau phần 2 ( giữa thì khóa Khô Khốc2 + bấm đốt 2), còn đau trên ( tử cung nhú ra 1 ít) thì Khóa Khô Khốc 1 + bấm đốt 1 ( gần móng chân).
. Cuối cùng sử dụng 2 huyệt Hữu môn và Giác khí, 2 huyệt đối xừng ở chân, dùng 2 ngón cái của 2 tay đặt vào xoay theo chiều kim dồng hồ 9 cái và hất lên một cái, làm ít nhất 3 lần, nặng thì 5, 7, 9 lần, còn 4 ngón ôm lấy gân Achille. Xoay như vậy sẽ thấy nóng tử cung.
Chú ý : nếu lồi ra nhiều thì trở thành ổ nhiễm trùng và dễ dẫn tới nhiễm trùng máu, dẫn đến tử vong. Lồi ra nhiều chúng ta phải diệt khuẩn trước khi nó tụt vào bên trong ( vừa diệt khuẩn vừa làm cho co lại). Dùng Hoa thiên lý giã nát, cho ít muối vắt lấy nước rồi thấm vào bông gạt đắp lên, trong 3 ngày tử cung sẽ kéo lên hết, nếu cho 1 ít dấm chua vào thì còn nhanh hơn nữa, vì dấm chua đi vào can. Ngoài ra thường dung THẬP CHỈ ĐẠO – BÀI thuốc Bổ trung ích khí để chữa.
GIÁC KHÍ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh trong mắt cá chân lên 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào sát bờ trong xương chầy (đối diện với huyệt Hữu môn ở mặt ngoài cẳng chân).
– TD : Trị huyết trắng (đái hạ),
Sa tử cung.
Trong điều trị băng huyết:
Băng huyết nhẹ: Dùng huyệt Ø Giác khí, Hữu môn.
Băng huyết vừa: Dùng huyệt Mạch kinh. Ø
Băng huyết nặng: Dùng huyệt Án dương. Ø
– CB : . Trị đái hạ : 2 ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc xoay tròn – vuốt đẩy ngược lên, kết hợp với móc gân Achille.
Bệnh nhẹ : 5-7 lần.
Bệnh nặng : 10 lần.
Nếu đái hạ do nấm gây nên (chất đái hạ đục, ngứa…), thêm huyệt Khu phong (để trừ thấp nhiệt).
. Trị sa tử cung:
1- Bàn tay trái thày thuốc đỡ lấy gót chân bên phải của người bệnh, khoá Ngũ Bội 4 + Xoay tròn – Vuốt ngược gân Achille từ dưới lên.
2- Hai ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc xoay tròn khoảng 1 phút. Sau đó, dùng cả 5 ngón ta65/y đặt vào Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo 5 Ngũ Bội chân, tuy nhiên, chỉ dùng ngón tay trỏ day Ngũ Bội 4 mà thôi (các ngón khác chỉ đè vào, không bấm). Sau cùng, dùng 2 ngón tay cái để vào 2 bên gân Achille, khóa (đè chặt một bên) bên kia sẽ vuốt ngước từ dưới gót lên trên một khoảng chừng 3 khoát tay. Làm ngược lại, khóa bên gân Achille bên này, vuốt phía bên kia…
– GC : + Thường phối hợp với huyệt Hữu môn. + Không bấm khi có thai, đang hành kinh, hoặc vừa sạch kinh hoặc mới sinh dưới 3 tháng.
HỮU MÔN – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 1,5 thốn (2 khoát), tại bờ trước ngoài đầu dưới xương mác, hơi chếch vào sát bờ trong xương mác (đối diện với huyệt Giác khí ở mặt trong cẳng chân).
MẠCH KINH – VT : Đỉnh mắt cá chân trong lên 1,5 thốn (2 khoát), ngay trên xương chầy, chânTrái.
– CB : Day + Đẩy lên.
. Trị kinh nguyệt không đều: Khóa Khô khốc 3 + huyệt Mạch kinh (day tròn và day đẩy lên).
. Trị băng huyết: Khóa Khô khốc 3 + Mạch kinh (day đẩy lên ).
ÁN DƯƠNG – VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát, trong khe của cơ mác ngắn và cơ dép.
– TD : Trị rong huyết, rong kinh, băng huyết nhiều.
– CB : Day nhẹ.
– GC : Chỉ nên kích thích ở chân bên Phải. Trị băng huyết nhiều, ấn vào và hơi đẩy lên một ít.
KHÓA KHÔ KHỐC – VT : Có 3 vị trí khóa Khô khốc : Nếu coi mắt cá chân là 1 hình vuông có 2 cạnh đối song song với mặt đất thì xác định 3 huyệt khóa Khô khốc như sau :
. Khô khốc 1 : Ở góc dưới – sau mắt cá chân (thẳng đỉnh mắt cá chân xuống).
. Khô khốc 2 : Ở góc dưới – trước mắt cá chân, chỗ lõm thẳng với khe ngón chân 4 – 5.
. Khô khốc 3 : Tại góc trên – trước mắt cá chân, chỗ lõm ngang lằn nếp cổ chân.