HỆ THỐNG KINH LẠC
CẤU TRÚC CỦA 10 ĐƯỜNG KINH LẠC THẬP CHỈ ĐẠO
Tên gọi:
Các đường kinh ở mặt trên bàn tay, chân được gọi là các đường Ngũ Bội, đồng thời được đánh số theo từng ngón tay, bắt đầu từ ngón tay cái, và vì thế chúng ta có:
Ngũ bội 1 (NB1): ngón tay cái (ngón 1)
Ngũ bội 2 (NB2): ngón tay trỏ (ngón 2)
Ngũ bội 3 (NB3): ngón tay giữa (ngón 3)
Ngũ bội 4 (NB4): ngón tay áp út (ngón 4)
Ngũ bội 5 (NB5): ngón tay út (ngón 5)
Các ngón chân cũng theo cách sắp xếp như trên.
Và được gọi là Ngũ bội 1 Tay (NBT 1), Ngũ bội 2 Tay (NBT 2), Ngũ bội 1 Chân (NBC 1), Ngũ bội 2 Chân (NBC 2)….
Các đường kinh ở mặt trong lòng bàn tay, bàn chân được gọi là các dương Tam Tinh và cũng được đánh số theo thứ tự bắt đầu từ ngón tay hoặc chân cái (ngón 1) và có tên gọi là Tam Tinh 1 tay, Tam tinh 2 Tay, Tam tinh 1 Chân, Tam tinh 2 Chân…
Hướng vận hành:
Tất cả các đường Ngũ bội, Tam tinh đều xuất phát từ đỉnh (đầu) của các ngón tay và ngón chân. Chiều vận hành duy nhất cho tất cả các đường kinh là chiều ‘Hướng tâm’ tức từ ngoài các ngón tay, ngón chân đi vào trong ngực, đầu…
Tác dụng
Các đường kinh Ngũ bội cách chung ở mặt ngoài (phần trên) thuộc về dương, mang đặc tính Dương là hưng phấn , kích thích, vì vậy thường được dùng trong các trường hợp liệt, yếu.
Ví Dụ: Nguời bệnh bị liệt yếu cánh tay, thẳng ngón tay cái(ngón 1) lên, khi chữa, có thể kích thích Ngũ bội 1 hoặc Khóa Ngón và Bấm theo đường kinh Ngũ bội 1 Tay…
Các đường kinh Tam tinh, nằm ở mặt trong , thuộc về phần âm, mang đặc tính ức chế, vì vậy thường được dùng trong những trường hợp bệnh chứng đang trong trang thái hưng phấn, co cứng…
Ví dụ: Người bệnh bị liệt cánh tay thể co cưng, khó duỗi (thể hưng phấn), khi chữa trị, nên bấm kích thích nhiều ở Tam tinh để tay được mềm ra…
10 ngón tay chân và tạng phủ
Mỗi ngón tay chân tương ứng với 1 cơ quan tang phủ bênh trong và được sắp xếp như sau:
Để cho dễ nhớ, có thể dùng ngón út làm chuẩn, ngón út tương ứng với Thận, dùng ngũ hành tương sinh sẽ tính ra được các đường kinh, tạng phủ liên hệ với các ngón còn lại.
Theo ngũ hành tương sinh:
Cách sắp xếp này rất giống với cấu trúc sắp xếp 10 ngón tay của tiến sĩ John Hard (đại học Standford – Mỹ)
Như vậy, về cơ bản, cấu trúc sắp xếp 10 đường kinh của bà Lịch (Việt Nam) có nét rất giống với phương Tây và Mỹ.