Thập chỉ đạo chữa Chấn thương ở đầu (Phần 28)
Chấn thương ở đầu
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
Chấn thương ở đầu: Được hiểu theo nghĩa bị một tai nạn nào đó làm chảy máu đầu hoặc làm bầm tím đầu và máu bị đông lại không lưu thông được. Mục đích chữa trị là bơm máu lên đầu, làm tan máu bầm, máu ứ, sau đó đẩy máu trheo đường Đại tiện, Tiểu tiện hoặc qua da dể thoát ra ngoài .
Chú ý: cách này cũng để chữa trị các khối u trên đầu
- Huyệt đặc trị:Nhật bách; Chí ngư; Khô ngân; Tam kha
- Huyệt hỗ trợ: Cô thế; Chí cao; Ngũ đoán
Bước 1: Thông khí dẫn huyết
Lưu ý Bấm kỹ : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ BộiT4-5
Bước 2: Điều trị: Tiến hành ba bước như sau:
– Bước Thứ nhất: Dẫn máu lên đầu: ( Xem THẬP CHỈ ĐẠO – BÀI BÀI bơm máu lên đầu)
+ Dùng các huyệt: Đoạt thế, Khư nai, Nhật bách, Ấn suốt
+ Khóa Hổ Khẩu + day Chí ngư
+ Khóa Cao thống và day các huyệt , Cô thế, Chí cao, Ung hương
– Bước Thứ hai: Phá máu ứ, máu bầm
+ Khóa Hổ Khẩu + Day Khô ngân
+ Khóa Hổ Khẩu + Day Tam kha
+ Khóa Hổ Khẩu + Day Nhật bách
– Bước Thứ ba: Dẫn máu bầm xuống để đào thải ra ngoài
+ Khóa KH + day Ngũ đoán: tiêu dịch
+ Khóa Ngũ Bội3 + day Ngũ đoán: tiêu dịch phần trên đầu
+ Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ thế: dẫn máu bầm xuống
Ghi chú: Nếu sau khi bấm mà trong vài ngày bệnh nhân đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu là bình thường, đó là do máu bầm máu ứ được dẫn xuống và đào thả ra ngoài
Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản
KHÔ NGÂN (Bên phải) & TAM KHA (Bên trái)
– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 5 – 6 với đường nách sau, bên Phải.
– TD : Dẫn máu lên vai và đầu.Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.
– CB : Day – ấn.
Tay trái thầy thuốc nâng tay phải bệnh nhân lên ngang ngực,khóa Hổ Khẩu, tay phải của thầy thuốc để vào huyệt, 4 ngón tay đè mạnh (khóa) mặt trước hông sườn, ngón tay cái để vào huyệt (làm sao cho ngón tay lọt vào khe sườn, vừa móc vào vừa bấm.
– GC : Cũng ở Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo này bên Trái là huyệt Tam kha.
Khảo sát nơi người nhậy cảm cho thấy, huyệt Tam kha (Khô ngân) có 3 tác dụng chính:
- Dẫn máu lên trên (vai, đầu).
- Làm tan máu ứ (sau chấn thương).
- Sinh máu mới bù vào máu bị tổn thương sau chấn thương.
-
CAO THỐNG – VT : Tại giao điểm của 2 đường từ sống mũi thẳng lên và đường nối 2 đỉnh vành tai (huyệt Bá hội – Đốc 20) lùi về phía sau khoảng 1 khoát, ngay chỗ cao nhất của xương đỉnh.CÔ THẾ – VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.UNG HƯƠNG – VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 – C5).
CHÍ CAO – VT : Điểm giữa 2 đầu lông mày (huyệt Ấn đường ) lên khoảng 0,5 cm.
CHÍ NGƯ – VT : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 11 – 12 với đường nách trước.
• Nhật bách:VT: Tại bờ trước, trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay .
• Dẫn lên đầu: Tay trái khóa HK, tay phải đè lên đầu vai, 4 ngón còn lại đè chặt mặt sau vai
( khóa), ngón cái đè vào huyệt Nhật bách day nhẹ hướng lên trên.
( Nếu không khóa sau vai thì máu không lên đầu mà ra sau vai hoặc xuống tay)
• Đoạt thế ( Khư nai): VT: Từ 1/3 ngoài xương đòn, xuống 1cm, sát dưới xương đòn, chỗ lõm giữa cơ Delta. -Dẫn máu lên đầu: Khóa HK + day nhẹ Đoạt thế ( day hướng lên trên).
– Khóa NB1,2,3,4,5 + day Đoạt thế thì máu vào các khiếu: mũi, môi, lưỡi, mắt, tai.
• Thái lâu:VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt. – Dẫn máu lên đầu: Cách làm giống Nhật bách, 4 ngón khóa bờ vai, tay trái khóa HK, ngón cái tay phải day ấn Thái lâu lên trên.
Ghi chú: Day ngang có tác dụng bớt đờm.
– Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)
• Ấn suốt: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.
TỨ THẾ – VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.
NGŨ ĐOÁN – VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay.