Nguyên lý bấm huyệt Thập chỉ đạo (Phần 45)

Người sáng lập bấm huyệt Thập chỉ đạo

Người sáng lập ra phương pháp bấm huyệt Thập chỉ đạo chính là cụ Huỳnh Thị Lịch. Nếu như cụ Lịch còn sống mà chúng ta hỏi xem cụ bấm huyệt theo nguyên lý nào thì chắc cụ chỉ mỉm cười mà nói rằng: Tôi chẳng theo nguyên lý nào cả, tôi chỉ bấm huyệt dựa theo tình trạng bệnh tật của bệnh nhân mà thôi.

Cụ Lịch ra đi chỉ để lại một quyển sách Thập chỉ đạo có giá trị thực hành do bác sỹ Hồ Kiên biên soạn dựa trên những bài giảng Thập chỉ đạo của cụ. Cái đó chưa tạo thành một nền tảng lý thuyết để mọi người nghiên cứu sâu về nó, nhưng những câu chuyện chữa khỏi bệnh thần kỳ của cụ còn lưu truyền mà các thế hệ đời sau vẫn cố gắng tìm tòi để làm được như cụ. Đã có nhiều người nghiên cứu về môn bấm huyệt  này, nhưng người đã viết nên nền tảng lý thuyết của bộ môn bấm huyệt Thập chỉ đạo đầy đủ nhất chính là Thầy Hoàng Duy Tân, hiện nay nó trở thành tài liệu chính cho tất cả mọi người muốn nghiên cứu sâu về nó.

Sau này cũng nhiều người khác đưa ra những phần lý thuyết mới, tuy nhiên sự chứng minh tính hiệu quả của nó trên lâm sàng lại chẳng đáng bao nhiêu. Có lẽ cụ Lịch chẳng có nhiều lý thuyết như chúng ta bây giờ, nhưng những kinh nghiệm chữa bệnh, cách thức bấm huyệt và những cảm nhận khi chữa bệnh thì chúng ta lại không có được.

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng Thập chỉ đạo

Là người từ lâu quan tâm đến bộ môn bấm huyệt châm cứu không dùng thuốc, được tiếp cân với môn bấm huyệt này trong thời gian gần đây, tôi thấy có những điểm trùng hợp với cách chữa bệnh của minh. Tôi chỉ muốn đưa ra một vài nhận xét và kinh nghiệm chữa bệnh của mình cho mọi người tham khảo.

  1. Môn bấm huyệt Thập chỉ đạo mục đích chính là lưu thông khí huyết. Để làm được điều này thì người ta cần tác động một lực vào hệ cơ bắp, gân cơ và hệ thần kinh. Dưới sự chuyển động của hệ cơ bắp, tác động hệ thần kinh ( mang tính gián tiếp) làm khí huyết lưu thông trong các mạch máu. Mạch máu chỉ như các ống truyền máu đi và chúng ta hiểu nó gồm động mạch, tĩnh mạch , mao mạch.
  2. Bộ môn Thập chỉ đạo khác với môn bấm huyệt cổ truyền là dùng các huyệt khóa. Huyệt khóa nhằm mục đích khí huyết lưu thông mạnh hơn, theo một hướng nhất định và đến một chỗ nhất định. Người ta đã xác định được những nhóm huyệt khóa có tác dụng làm khí huyết lưu thông đến một vùng nào đó. Nguyên tắc của khóa huyệt thì ta hiểu giống như sợi dây đàn được khóa ở những điểm khác nhau, thì khi gẩy sẽ cho ra những âm thanh khác nhau. Trong thực tế có nhiều cách khóa huyệt và có những tác dụng khác nhau. Tôi xin diễn tả nó theo kiểu hình học, cách này có thể làm mọi người hơi khó hiểu

                          SƠ ĐỒ TÁC DỤNG HUYỆT

             1.   1__________________×____________(a)             2.  _____2_____________×_____(b)_____             3.   _________ 3 ____(c) _×______________             4. ___(d) ___________ 4_×______________

 

             5. __________________ 5×(e)__________

Đoạn 1: Khi khóa huyệt tại điểm 1 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm (a)

Đoạn 2: Khi khóa huyệt tại điểm 2 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm (b)

Đoạn 3: Khi khóa huyệt tại điểm 3 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm (c)

Đoạn 4: Khi khóa huyệt tại điểm 4 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm (d)

Đoạn 5: Khi khóa huyệt tại điểm 5 và bấm huyệt tại X thì khí huyết chạy tới điểm (e)

– Lúc này các điểm 5, X, (e) trùng vào một điểm. Có nghĩa là khi không khóa thì bấm đâu huyệt tác dụng ngay tại đó.

  • Như vậy không phải lúc nào ta cũng dùng huyệt khóa. Khi đã xác định đúng là huyệt gây bệnh thì không khóa còn có tác dụng hơn.
  1. Trong thực tế khi bấm huyệt Thập chỉ đạo thì xác định được huyệt bệnh là quan trọng nhất. Huyệt bệnh ấn vào thường có cảm giác đau sâu vào trong thịt và có tính chất lan tỏa. Tuy nhiên không phải lúc nào huyệt bệnh cũung xuất hiện ngay, các điểm đau thường có tính chất di động, nhiều khi ngay tại huyệt chính không thấy đau, có khi phải đi qua vài điểm đau phụ khác rồi mới trở về huyệt chính. Huyệt bệnh có 2 loại: Huyệt tả thường cứng và đau, loại này day mạnh thường có tác dụng ngay. Huyệt bổ ấn vào thường mềm và nhũn, loại này bấm có tác dụng chậm hoặc có khi phản tác dụng. Tốt nhất ta sẽ tìm một huyệt tả thường đối xứng với huyệt này bấm vào khí sẽ chạy đến huyệt bổ nhanh hơn rất nhiều ( Khi có 1 huyệt bổ, thường dễ có 1 huyệt tả đối xứng kèm theo).

Cách cảm nhận huyệt bằng cảm giác đau rất là khó, nhất là khi bấm huyệt cho bệnh nhân. Có một cách xác định chính xác huyệt bệnh, và nếu làm được thì khi bấm huyệt không phải dùng đến huyệt khóa. Bảo bệnh nhân nhắm mắt tập trung trí não như thiền. Khi bấm huyệt Thập chỉ đạo thì bảo bệnh nhân hít mạnh lên não, nếu tại điểm nào mà cảm thấy đau nhức lan tỏa trong cơ bắp nhiều hơn, đồng thời luồng khí hít lên não cũng mạnh hơn thì ở đó là huiyệt bệnh.

  1. Cách day huyệt Thập chỉ đạo: Khi day huyệt cần có một lực nhất định, ngón tay khi day ấn sát vào các khối bắp thịt, gân cơ, day theo hướng mà cảm thấy khí lan tỏa mạnh nhất và đau nhức nhất ( thường hướng về điểm bị bệnh). Nếu day đúng huyệt Thập chỉ đạo thì sau khi ngừng day huyệt đó vẫn còn tác dụng lên cơ thể trong một khoảng thời gian nào đó. Không nên dùng huyệt giải của Thập chỉ đạo sau khi bấm, vì như thế làm mất tác dụng các huyệt đã bấm trước đó. Dùng huyệt giải chỉ khi nào việc bấm huyệt tác dụng quá mạnh lên bệnh nhân sau khi bấm, làm bệnh nhân đau tức khó chịu, lúc đó ta dùng huuyệt giải làm giảm bớt tác dụing bấm huyệt và làm cân bằng khí trong cơ thể.
  2. Khi bấm huyệt Thập chỉ đạo dù đúng hay sai rất dễ gây ra cảm giác khỏi bệnh, làm càng mạnh tay thì cảm giác khỏi bệnh càng nhiều. Khi bấm huyệt bất kể theo cách nào đều làm thay đổi đường đi của khí huyết trong cơ thể trong một khỏa thời gian nào đó. Nhưng sau 1 thời gian cơ thể tự điều chỉnh và trạng thái bệnh tật lại trở về, lúc đó ta mới nghiệm xem mình có khỏi bệnh hay không. Vì thế bấm đúng huyệt Thập chỉ đạo thì cảm giác khỏi bệnh rất nhanh và rõ ràng, sau này bệnh tái phát thì cũing không nặng như lúc ban đầu.
  3. Trong việc chữa bệnh mãn tính chúng ta thường nghe thấy bệnh nhân khỏi đến một mức nào đấy thì ngưng lại, bệnh cũ không khỏi hoàn toàn được. Lý do là đối với bệnh mãn tính lâu ngày cơ thể người bệnh đã hình thành nên sự mất cân đối. Có khi vai lệch một bên, miệng méo một phía hay nữa mặt gần như liệt mất cảm giác. Có thể có những bộ phận bên trong ta không nhìn thấy được. Để trở lại trạng thái bình thường bấm huyệt Thập chỉ đạo bằng tay là không đủ, lúc đó ta cần kết hợp với kim nhọn day huyệt hay châm huyệt. Huyệt thường tồn tại gần điểm bị bệnh ở trong hay ngoài cơ thể, ví dụ như trong mồm, trong lỗ tai, trong lỗ mũi vv… Chúng ta nên nhớ bất cứ điểm nào trên cơ thể cũng có thể là huyệt bệnh, dưới tác dụng của kim châm ( vật nhọn kim loại) thì huyệt sẽ tập trung hơn, tác dụng mạnh hơn. Nếu ta biết vận dụng cả khí công thì khả năng chữa được những bệnh mãn tính là rất lớn.

Học lý thuyết chúng ta thấy chữa bệnh thật đơn giản. Nhưng khi chữa bệnh thực tế thì việc chữa khỏi bệnh lại vô cùng khó khăn. Cũng chỉ bằng hai bàn tay cụ Lịch đã chữa cho rất nhiều người khỏi bệnh, nhưng người khác lại không làm được, rõ ràng kinh nghiệm và nghệ thuật bấm huyệt Thập chỉ đạo mang tính quyết định. Nếu có điều kiện thực hành nhiều bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và tìm ra được cách thức bấm huyệt riêng của mình.

Chúc các bạn thành công trong công việc chữa bệnh cho bản thân và cho mọi người.

Thân chào – Thắng

15.09.2015
Просмотров (1283)


Зарегистрированный
Анонимно