Thập chỉ đạo chữa bệnh động kinh (Phần 34)
CỨNG KHUỶN TAY, CỨNG BÀN TAY
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
CỨNG KHUỶN TAY
Khuỷn tay cũng giống vai, có người co tay lại thì cứng mặt trong, có người lại quẹo ra đằng sau cứng ngắc, chúng ta sẽ xem đường kinh dẫn như thế nào để tìm cách chữa. Trước tiên cần bơm máu vào khuỷn tay, sau đó dùng huyệt đặc trị để chữa
Phác đồ điếu trị
o Khai thông:
o Khóa móng Ngũ BộiT-5 + day khớp 2
o Khóa móng Ngũ BộiT-4 + day khớp 2
o Khóa móng Ngũ BộiT-3 + day khớp 2
o Khóa móng Ngũ BộiT-2 + day khớp 2
o Khóa móng Ngũ BộiT-1 + day khớp 2
o Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu ( Ấn suốt) dẫn máu xuống
o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế ( Dẫn máu xuống)
o Co cứng khuỷn tay:
- Khóa Hổ Khẩu +bật Dương Hữu +bật Khô Lạc 2
o Cánh tay co gấp vào:
- Khóa Hổ Khẩu + bấmDương hữu, Trạch đoán, Khư Trung, Khôi lâu
Huyệt Khư trung chuyên chữa dạng liệt mềm, tay bị rũ xuống không nhấc lên được
CỨNG BÀN TAY
Nguyên nhân: Cổ tay cứng là tại vì không có máu xuống nên mới bị cứng. Chúng ta cần bơm máu. , nên nhớ là khi liệt các ngón tay bị co quắp lại
– Khai thông
o Khóa móng Ngũ Bội5 + day khớp 1
o Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu
o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế
o Khóa Hổ Khẩu + bật Dương hữu, Khô Lạc 2
o Khóa Hổ Khẩu + bấm Khư Thế
DƯƠNG HỮU : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.
KHÔ LẠC 2 : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.
NGŨ ĐOÁN – VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay.
– TD : Trị đờm dãi ứ đọng, Chống ói (nôn) mửa.
– CB : Khóa Hổ khẩu – bấm từ từ.
TỨ THẾ – VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.
THIÊN LÂU – VT : Khe đốt sống lưng 6 – 7 (D6 – D7) ra ngang 3 khoát, cách bờ trong xương bả vai 1 khoát.
– TD : Hồi sinh mạnh. Dùng cấp cứu khi trụy tim mạch. Cắt cơn động kinh (khóa Ngũ bội 1).