Suyễn - Ho đờm
Bài giảng THẬP CHỈ ĐẠO TCLT - Suyễn - Ho đờm
Trung tâm Cảm xạ Địa sinh học - Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Link youtube: https://www.youtube.com/embed/rOvDqCCjjIA
• Khi lên cơn hen, các cơ xung quanh đường hô hấp sưng và viêm làm hẹp ống phế quản gây ra những cơn ho, thở khò khè và khó thở. Trẻ con có thể bị hen suyễn tuy nhiên nếu nhẹ thì điều trị tại nhà tốt có thể hết bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh nặng thì phải đến bệnh viện điều trị. Để ngăn chặn cơn hen thì chẩn đoán và điều trị sớm là tốt nhất. Đi khám để có phác đồ điều trị thường xuyên nhằm chặn đứng cơn hen trước khi nó xảy ra
Các triệu chứng
• Thở hụt hơi, đau ngực thắt lại, ho hoặc thở khò khè.
• Lưu lượng đỉnh thở thấp (PEF), nên sử dụng một máy đo lưu lượng đỉnh.
• Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen của mỗi người đều khác nhau.Do đó khám bệnh là cần thiết để hiểu rõ triệu chứng của mình.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu có dấu hiệu của một cơn hen nghiêm trọng, trong đó bao gồm:
• Khó thở hoặc thở khò khè, đặc biệt là vào ban đêm hoặc vào sáng sớm.
• Không có khả năng nói được nhiều do khó thở.
• Khi thở ngực bị thắt lại.
• Lưu lượng đỉnh thấp khi sử dụng một máy đo lưu lượng đỉnh cao.
Nguyên nhân
Một hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm làm cho đường thở (ống phế quản) bị viêm và sưng lên:
• Phấn hoa, vật nuôi, nấm mốc và bụi ve.
• Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
• Khói thuốc lá.
• Tập thể dục.
• Hít thở không khí lạnh - khô.
• Trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
• Một số người lên cơn hen do môi trường công việc của họ.
• Đôi khi, cơn hen xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Phòng chống
• Tất cả các cơn hen cần điều trị với thuốc hít như albuterol nhằm ngăn ngừa lên cơn hen suyễn.
• Nếu bệnh do tác nhân bên ngoài thì giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân này. Xét nghiệm dị ứng có thể giúp xác định nguyên nhân.
• Rửa tay thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh.
• Nếu do khí hậu lạnh thì nên mặc ấm hoặc đeo khẩu trang
• Khám định kì để có hướng dẫn cần thiết từ bác sĩ