Группы страниц  Страницы
Thập chỉ đạo chữa bụng đầy chướng, dạ dày đau (Phần 40)
15 Сентября 2015

BỤNG ĐẦY CHƯỚNG, DẠ DÀY ĐAU

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BỤNG ĐẦY TRƯỚNG HƠI

  • Tự cảm thấy trong bụng như có nhiều hơi đầy tức, trướng, nặng, khó chịu.
  • Thường do Tỳ Vị tiêu hoá không tốt, thấp nghẽn, khí trệ, cho nên thường kèm các chứng ăn uống kém, sau khi ăn no tức, ợ hơi buồn nôn đại tiện không điều, chân tay bứt rứt, rêu lưỡi dầy nhớt…
  • Bấm chỉ có tác dụng xẹp hơi nhưng không có nghĩa là trị tận gốc, vì có thể sau đó bệnh đầy hơi sẽ trở lại.
  • Bệnh liên hệ đến đường kinh 2 (tay và chân).

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

  • . Khai thông
  • . Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2(khai thông kinh khí).
  • . Khóa Khô Khốc 3 bấm Ngũ Bội 2(khai thông kinh khí).
  • . Bấm Tam phi , Kim quy ( 2huyệt đặc hiệu)
  • . Thêm Vị trường điểm, Vị thốn, Khô Khốc3 + Mạnh túc, Khô Khốc3 + Tinh ngheo
  • Ghi chú: Tam phi – Kim quylà 1 cặp giúp tiêu hơi, có thể cải thiện cả cho các em bé bị “bụng ỏng đít beo”. Day thường xuyên 2 huyệt này giúp các em bé ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn

+ Khóa bằng Bàn tay ôm ra phía sau sườn + Day Tam phi: day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi hất lên

+ Khóa Khô Khốc3 +Day Kim quy

DẠ DÀY ĐAU

Đau ở giữa bụng ( vùng trấn thủy) là vùng thượng vị , từ đó xích sang tay phải mà thấy đau thì là đau tá chàng, 2 cái này chữa giống nhau. Ăn xong mà đau bụng ngay là đau dạ dày, còn ăn xong mà 2 tiếng sau mới đau thì là đau tá tràng.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo: Chữa dạ dày dùng 3 huyệt Dĩ mạch, Mạnh túc, Tinh ngheo. 3 huyệt này chữa đau 3 Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo khác nhau. Bụng chia làm 3 phần. Phần thứ nhất là Thượng vị ( trên rốn) từ huyệt Dĩ mạch đổ lên cho đến vùng trấn ức. Vùng 2 giữa trấn thủy và lỗ rốn ta gọi là Trung vị. Dưới rốn là hạ vị. Trước tiên là đau ở vùng thượng vị ở giữa bụng ( vùng trấn thủy), từ đó xích sang tay phải mà thấy đau thì là đau tá chàng, 2 cái này chữa giống nhau. Ăn xong mà đau bụng ngay là đau dạ dày, còn ăn xong mà 2 tiếng sau mới đau thì là đau tá tràng.

  • .Bệnh liên hệ đến đường kinh Ngũ Bội 2 là chính .

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

  • . Khai thông
  • . Khóa Hổ Khẩu bấm Ngũ Bội 2 (sơ thông kinh khí).
  • . Khóa Khô Khốc 3 bấm Ngũ Bội 2 (sơ thông kinh khí).
  • . Thêm Vị trường điểm (huyệt đặc hiệu điều chỉnh kinh khí ở dạ dày, ruột).
  • + Đau ở vùng Thượng vị:Dĩ mạnh (day Dĩ mạnh)
  • + Đau ở vùng Trung vị:Mạnh túc(Khóa Khô Khốc3+ day Mạnh túc)
  • + Đau ở vùng Hạ vị:Tinh ngheo (Khóa Khô Khốc3 + day Tinh ngheo)
  • + Đau tức sườn Phải hoặc Trái:Vị thốn (Chung cho cả 3 vùng) – đau bên nào day mạnh bên đó (Khóa bằng Bàn tay ôm ra phía sau sườn + day Vị thốn)

TAM PHI – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Trên đầu sụn của sườn 9, bên Phải.

– TD : Làm duỗi cơ bị co rút, trị bụng đầy hơi, làm 2 chân duỗi ra.

– CB : 4 ngón tay bóp chặt phía sau lưng, ngón tay cái đè vào huyệt, làm sao cho ngón tay sờ đụng vào kẽ sườn, bấm móc vào khe sườn.

– GC : .. Huyệt này giúp trẻ nhỏ kích thích tiêu hóa, ăn được, ngủ được sau mỗi lần bấm.

KIM QUY – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Từ khớp 1 ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân 1cm, hơi chếch về phía ngoài ngón 5.

– TD : Trị bụng đầy hơi.

– CB : Khóa Khô Khốc 3 + Bấm hơi chếch về phía ngón chân 5.

– GC : . Không bấm mạnh và nhiều ở chân trái.

. Trong trường hợp kích thích huyệt này nhiều quá làm cho người bệnh thấy mệt, bóp Trụ cột hồi sinh để giải.

VỊ TRƯỜNG ĐIỂM – VT : Tại điểm giữa rãnh mô ngón tay cái và đường thẳng từ chỗ lõm nhất nếp cổ tay trong kéo xuống. Hoặc từ giữa nếp cổ tay xuống 1 khoát, hơi chếch về phía ngón tay cái 1 ít.

– TD : Trị dạ dầy đau, bụng đầy, ăn không tiêu, ruột đầy hơi, ruột sôi kêu.

– CB : Dùng ngón tay trỏ đè lên xương quay, ngón 3 và 4 nắm ngón tay cái người bệnh, ngón cái ấn thẳng vào huyệt + day lên, xuống nhẹ nhàng.

MẠNH TÚC – VT : Khe ngón chân cái (1) và ngón chân 2 kéo thẳng xuống lòng (gan) bàn chân 1 khoát.

– TD : Trị dạ dầy bị rối loạn (ợ hơi, ợ chua).

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị: dùng huyệt Mạnh túc, Vị thốn.

+ Đau vùng hạ vị: dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung hoặc hạ vị).

– CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 1.

DĨ MẠCH – VT : Tại điểm giữa đường nối lỗ rốn và chấn thủy (ức). Hoặc từ giữ lỗ rốn đo lên [hướng ngực] 4 thốn ( 5 ngang ngón tay).

– TD : Trị đau dạ dày (vùng thượng vị), nôn mửa, nấc.

– CB : Vừa ấn vào vừa day.

VỊ THỐN – VT : Trên đường ngang qua lỗ rốn, cách lỗ rốn khoảng 8 khoát. Hoặc lấy đường thẳng từ giữa hố nách xuống chạm vào đường ngang từ giữa rỗ rốn kéo ra, từ đó đo vào phía rốn 2 khoát.

– TD : Trị dạ dày đau, bụng đau.

+ Đau vùng thượng vị: dùng huyệt Dĩ mạch.

+ Đau vùng trung vị : dùng huyệt Mạnh túc.

+ Đau vùng hạ vị : dùng huyệt Tinh ngheo.

Còn huyệt Vị thốn có thể dùng khi dạ dày đau bất kể ở vùng nào (thượng, trung hoặc hạ vị).

– CB : Day – ấn.

TINH NGHEO – VT : Khe ngón chân 4 và 5 xuống phía lòng bàn chân 1 khoát.

– TD : Trị bụng đầy hơi, vùng dạ dầy bị lạnh, vùng hạ vị đau.

– CB : Bấm chếch ngón tay về phía ngón chân 5.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa bệnh cổ cứng, vẹo cổ (Phần 39)
15 Сентября 2015

CỔ CỨNG, VẸO CỔ 

(Cổ cứng, thoát vị đĩa đệm cổ, chấn thương gân cơ cổ, cổ liệt rũ, không ngẩng đầu lên được)

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Huyệt đặc trị: Bạch lâm; Khương thế: làm mềm, giãn gân cơ vùng cổ

Tố ngư; Mạnh công: làm mạnh gân cơ cổ

Trụ cột Hồi sinh: mềm, giãn, mạnh gân cơ cổ, điều hòa kích thích đưa vào cơ thể

Nguyên nhân: – Ngồi lâu làm việc, thường những người ngồi văn phòng trên 5 năm

– Thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị cột sống cổ

– Sau tai biến, cơ gân cổ bị chấn thương, Bại liệt mềm rũ cổ xuống

– Gối đầu cao, nằm sai tư thế …Mang vác nặng sai tư thế

– Em bé gân cơ yếu đầu vẹo nghiêng sang một bên, di chứng do bại não khiến rũ gục đầu, không ngóc đầu lên được

ĐIỀU TRỊ:

Bước 1: Thông khí dẫn huyết:

Vừa Day vừa Bật kỹ Ngũ Bội4 và Ngũ Bội5:

Bước 2: Bấm huyệt:

Làm mạnh cơ cổ: Khóa Tố ngư + bấm Mạnh công: đưa kinh khí lên làm mạnh phía trên cổ(rũ bên nào bấm bên đó)

– Khóa bờ vai + Khóa Bạch lâm + day Khương thế

– Khóa bờ vai + Khóa Khương thế + day Bạch lâm

– Day đồng thời cả 2 huyệt Bạch lâm + Khương thế

Tác động thêm nếu cổ bị liệt, mềm, rũ xuống, không ngẩng lên được: Bệnh bên nào thì bấm bên đó, nếu bị cả 2 bên thì bấm đồng thời cả 2 huyệt 2 bên:

– Khóa bờ vai + Khóa Tố ngư + bấm cặp Tân Khương

– Khóa bờ vai + Khóa Tố ngư + bấm cặp Ung môn

– Khóa bờ vai + Khóa Tố ngư + bấm cặp Túc lý

– Khóa cặp Nhị môn 4 + bấm Túc kinh, Tố ngư (bấm riêng lẻ từng bên

– Khóa bờ vai + day đồng thời cả hai huyệt Tố ngư: nếu cả cái cổ bị mềm rũ xuống

– Bóp Trụ cột Hồi sinh: làm mềm gân cơ cổ gáy, làm mạnh, điều hòa kích thích đưa vào

. Bấm thêm Trụ cột, Ung hương, Lâm quang, Mộc đoán, Ngũ thốn 1 (các huyệt có tác động đến vùng cổ ).

Đau vùng gáy bấm thêm Cô thế, Ung hương, Xàng lâm

Nhận xét: Bệnh mới bị, thực hiện đúng thủ pháp thường có kết quả rất tốt, rất nhanh.

BẠCH LÂM – KHƯƠNG THẾ

– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh cổ chỏm vai, ngang dưới – giữa đầu nếp nách và đỉnh cao xương vai – cánh tay, xuống 3 khoát, mặt sau vai.

Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía trước được.

– CB : Khóa huyệt Bạch lâm – bấm day huyệt Khương thế và ngược lại rồi day cả 2 cùng lúc.

Đau bên nào, kích thích huyệt bên đó. Đau cả 2 bên, kích thích cả 2 bên.

UNG MÔN: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 – L4) ra ngang 2 khoát

TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra ngang 2 khoát.

TÂN KHƯƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong cơ mông to.

LÂM QUANG: VT : Khe đốt sống lưng 4 – 5 (D4 – D5) ra ngang 4 khoát, sát xương bả vai.

TÚC KINH: VT: Tại khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – 3) ra ngang 2 bên 4 khoát, sát bờ xương vai.

TỐ NGƯ: VT : Khe đốt sống lưng 3 và 4 (D3 – D4) ra ngang 4 khoát, sát dưới xương bả vai.

Ngay dưới huyệt Túc kinh.

XÀNG LÂM: Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 – C3).

NHỊ MÔN: VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt

CÔ THẾ – VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

UNG HƯƠNG – VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 – C5).

MỘC ĐOÁN – VT : Khe đốt sống lưng 6 – 7 (D6 – D7) ngang ra cách mỏm dưới xương bả vai 2 khoát.

NGŨ THỐN 1 – VT : Tại giao điểm của bờ cơ thang với đường thẳng ngang qua đốt sống cổ 7 (C7). Hoặc từ khe đốt sống cổ 7 đo ngang ra 2 khoát.

TRỤ CỘT HỒI SINH

– VT : Chạy dọc suốt 2 bờ cơ thang gáy xuống tới xương bả vai.

– TD : Cấp cứu hồi sinh, tăng sức.

Giải huyệt toàn thân (giải các kích thích do bấm huyệt gây ra). Thường dùng để kết thúc buổi bấm huyệt điều trị.

TRỤ CỘT – VT : Tại khe giữa đốt sống cổ 6 – 7 (C6 – 7).

MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 – L2) ra ngang 2 khoát

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa bong gân vùng chân (Phần 38)
15 Сентября 2015

BONG GÂN VÙNG CHÂN

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Định nghĩa: Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng – khớp gây nên bởi sự cử động quá mức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo, không gây sai khớp, gẫy xương. Cũng còn gọi là Sái gân, Trật gân.

Bong gân thường xẩy ra sau 1 chấn thương làm cho 1 phía của khớp bị toác ra, hoặc do đi giầy cao gót bị lật, trẹo chân…

Phân loại

– Bong gân độ I : dây chằng chỉ bị dãn dài một ít, được coi là nhẹ.

– Bong gân độ II : dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

– Bong gân độ III: dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

Triệu chứng

Khi bị chấn thương, người bệnh cảm thấy đau nhói như là điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó k hớp tê dại, không còn biết đau nữa khoảng trên dưới 1 giờ, rồi cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương thì sẽ thấy đau nhói như bị điện giật. Khi gặp các dấu hiệu trên, nên nghĩ đến bong gân.

Các khớp dễ bị bong gân nhất là:

. Khớp cổ chân, mắt cá chân.

. Khớp gối.

. Khớp ngón tay.

Điều trị : Tham khảo thêm phần “ Bong gân tay”

. Đối với bong gân nhẹ (độ I): Hoàn toàn có thể dung phương pháp bấm huyệt để chữa khỏi bệnh

. Đối với bong gân nặng (độ II và III): Ta cần chụp phim kiểm tra xem mức độ đến đâu. Nếu không bị gẫy xương hoặc đứt dây chằng thì có thể dung phương pháp bấm huyệt. Còn nặng hơn thì cần kết hợp với Tây y.

– Khi mới bị bong gân do chấn thường mà xưng đau nhiều thì đừng nên bấm huyệt ngay, ít nhất sau 1 ngày mới bấm huyệt. Nên dán cao giảm đau, tránh ngâm vào nước đá. Sau đó chữa càng sớm càng tốt, để lâu quá thành tật sẽ không chữa được nữa.

– Các huyệt đưa ra chỉ là chỗ dựa theo mà làm. Quan trọng là tìm những điểm đau theo đườing kinh, theo đường gân cơ rồi xoa bóp như huyệt cục bộ. Nếu làm đúng thì trong một tuần là khỏi, còn không có khi kéo dài tới 5,6 tháng.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

VÙNG HÁNGdùng huyệt Túc mô làm chính.

. Khóa Khô Khốc 1 + bấm Ngũ Bội chân tương ứng ( dẫn khí thông kinh).

. Khóa Khô Khốc 3 + day huyệt Định tử để dẫn máu lên háng.

VÙNG ĐẦU GỐI: dùng huyệt Khu phong làm chính.

. Khóa Khô Khốc 1 + bấm các Ngũ Bội chân liên hệ, chú trọng Ngũ Bội 2 và Bí huyền (dẫn khí thông kinh).

. Khóa Khô Khốc 2 + day Định tử (dẫn máu đến khớp gối).

. Khóa móc Khô Khốc 1 – bấm Ngũ Bội vùng đau (thông kinh, giảm đau).

VÙNG CỔ CHÂNDùng huyệt Khô thống làm chính.

. Khóa Khô Khốc 1 – bấm Ngũ Bội chân 1, 2 (dẫn khí thông kinh).

. Khóa Khô Khốc1 + day Định tử và Đắc quan ( dẫn máu đến cổ chân).

. Móc 2 bên gân Achille (thông kinh khí tại chỗ).

. Thêm Khô thống, Kim nhũ, Tả nhũ, Thốn ô, Khô minh, Nhất thốn (thông kinh khí).

VÙNG BÀN CHÂNdùng huyệt Thốn ô, Ngưu tuyền làm chính.

. Khóa Khô Khốc1 + bấm các Ngũ Bội chân (dẫn khí thông kinh).

. Khóa KH 1 + day Định tử + Đắc quan (dẫn máu xuống bàn chân).

. Thêm Ngưu tuyền, Thốn ô, Túc mô (huyệt đặc hiệu trị bong gân bàn chân).

. Dùng huyệt chính làm chủ, thêm các huyệt vùng cục bộ ( gần chỗ bong gân) hoặc các huyệt có tác dụng dẫn máu…

KHU PHONG – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Ngồi thõng chân, khi nghiêng chân, tại mé lồi cầu ngoài xương đùi, có vùng lõm, trên giữa rãnh phần cuối cơ 4 đầu đùi và cơ 2 đầu đùi (tại bó gân của nhóm cơ đùi sau – ngoài gân cơ 2 đầu đùi). Đây là huyệt Khu phong chính được coi là số 1, từ huyệt này đo thẳng lên 1 khoát là Khu phong 2, lên thêm 1 khoát nữa là Khu phong 3.

KHÔ THỐN – VT : Đỉnh mào chậu xuống 4 khoát (dưới huyệt Khiên thế 2 khoát ), hơi xéo vào trong.

BÍ HUYỀN

ĐỊNH TỬ – VT : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón tay), tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.

ĐẮC QUAN – VT : Lấy ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, trong khe của gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái (1) (Vểnh bàn chân lên cho hiện rõ gâ n cơ cẳng chân, huyệt ở sát 2 bên chỗ lõm giữa cẳng chân).

NHẤT THỐN – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), ra sau 1 khoát. Trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân (giữa đường thẳng nối từ bờ gân gót đến ngón chân cái).

TÚC MÔ – VT : Từ bờ trong ngón chân cái đến gân gót chân chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 từ ngón chân xuống, trên đường tiếp giáp da – gan mu chân.

– TD : Trị bong gân ở vùng mu bàn chân, mu bàn chân sưng.

– CB : Kết hợp khóa Khô khốc + day bấm.

– GC : Kết hợp huyệt Thốn ô và Túc mô sẽ tăng tác dụng mạnh hơn (đây là 2 huyệt chủ yếu để trị bong gân bàn chân).

THỐN Ô – VT : Khớp 2 mu ngón chân cái hơi chếch vào phía trong, bên cạnh (không ở giữa) gân ngón chân, ngang với điểm nối xương ngón chân với xương bàn chân.

– TD : Làm dãn gân co rút ở chân. Trị chân bị bong gân (Khóa Khô khốc 1 phối hợp với móc Achile). Trị bong gân cổ chân: Phối hợp Khô thống và Kim nhũ.

– GC : Đây là huyệt chủ yếu khi trị bong gân ở chân (bất cứ vị tri nao ở chan).

TẢ NHỦ – VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài xuống 2 thốn (3 khoát), bên Trái.

– TD : Trị bong gân vùng cổ chân.

KIM NHŨ – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía trước (hướng ngón chân cái) 1 khoát, ở chân bên Phải.

– TD : Trị bong gân ở cổ chân.

– CB : Khóa Khô khốc 3 + Day bấm.

KHÔ MINH – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 1,5 thốn (2 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát.

NGƯU TUYỀN – VT : Đỉnh mắt cá chân trong ra sau 1,5 thốn (2 khoát), thẳng lên 2 thốn (3 khoát) [dưới huyệt Ngũ thốn 1 khoát].

– TD : Trị mu bàn chân sưng. Bong gân ở mu chân, vùng mắt cá trong, vùng gân Achile,

. Trị bong gân mắt cá chân trong: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2 Ngũ bội 1, day lên .

. Trị bong gân mắt cá chân ngoài: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2 Ngũ bội 5, day lên .

. Trị bong gân vùng giữa bàn chân: Đè vào (khóa) huyệt Ngưu tuyền, bấm lóng 2 Ngũ bội 2, day lên.

. Trị bong gân kèm máu bầm ứ: Khóa (đè vào) lóng 2 của Ngũ bội 1, bấm từ Ngưu tuyền xuống gân gót.

– : Kết hợp với huyệt Túc mô để trị bong gân ở mu bàn chân.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa bong gân vùng cánh tay, cổ tay bằng Thập chỉ đạo (Phần 37)
15 Сентября 2015

BONG GÂN VÙNG CÁNH TAY, CỔ TAY

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BONG GÂN VÙNG CÁNH TAY

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

– Vùng cánh tay:

– Phần trên ( từ khuỷu tay trở lên vai) : dùng huyệt Thái lâu làm chính.

– Phần dưới (từ khuỷu tay xuống cổ tay): dùng huyệt Khiên thế làm chính.

Kết hợp:

. Khóa Hổ Khẩu + bấm các Ngũ Bội tay liên hệ vùng đau ( dẫn khí).

. Khóa Hổ Khẩu bấm dọc đường kinh liên hệ ( dẫn khí).

. Bấm Ấn suốt (móc vào trong) + bóp Tứ thế ( dẫn máu).

. Khóa Hổ Khẩu – bấm Ngũ Bội1 rồi dùng 2 tay bóp đều cánh tay người bệnh, từ trên xuống, để dẫn máu xuống làm thông vùng bong gân.

Từ vai xuống khuỷn tay có nhiều huyệt : Lưỡng tuyền, Giác quan, Kim ô. Những huyệt này nằm trên cơ delta và nó chi phối toàn bộ vùng đó. Nếu đau trong tay thì ta có huyệt Khư trung, dưới nữa có Ấn khô, Mạnh đới, Khôi thế. Những huyệt này Tam Tinhrong trướng hợp này không còn là huyệt đặc hiệu mà chỉ là huyệt cục bộ, khi bấm không cần kết hợp khóa đi theo

Từ khuỷn tay xuống cổ tay thì khóa Hổ Khẩu + bấm Khiên lâu trước. Sau đó là Dương hữu, Khô lạc 2. Phía ngoài có Trạch đoán, trong thì có Thu ô. Tất cả những huyệt nằm trên các đường kinh mà chúng ta không khóa thì sẽ là huyệt cục bộ.

 Vùng khuỷu tay: Ta làm giống như vùng cánh tay, nhưng chú ý nguyên nhân từ vai xuống khuỷn thì ta tập trung bấm từ khuỷn lên vai. Còn nguyên nhân từ khuỷn xuống cổ tay thì ta tập trung bấm vùng này. Ngoài ra tập trung bấm them:

. Khóa Hổ Khẩu + bấm các Ngũ Bội tay liên hệ (dẫn khí).

. Khóa Hổ Khẩu, bấm dọc đường kinh, từ cổ tay lên khủy tay (dẫn kinh khí để thông đường kinh bệnh).

. Khóa ngón + bấm lóng 2 liên hệ vùng đau.

  • Chú ý:Có một cách chữa bệnh nữa là chúng ta không cần huyệt mà bấm theo đường kinh. Trong thực tế nhiều khi cách này hiệu quả hơn.

TD: bệnh nhân chỉ đau 1 ngón tay, thì ta xem đường kinh của ngón tay đó từ ngón lên đến khuỷn tay. Ta chú ý tới gân gấp các ngón tay, ta bấm theo các đường kinh đó. Ta sẽ khóa Ngũ Bội + bấm theo đường

VÙNG CỔ TAY

Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội tay liên hệ ( dẫn khí)

Khóa ngón + bấm lóng 3 ( nối với móng tay – dẫn khí)

Khóa Cao thống + bóp véo huyệt Án khôi (trái), Nhị tuế (phải) tương ứng với cổ tay ( dẫn máu xuống cổ tay).

Khóa Hổ Khẩu + day Khô lạc 2 hoặc bóp Tứ thế ( dẫn máu xuống bàn tay).

Mu bàn tay: Đưa đẩy Nhân tam, bấm Khiên lâu

Lòng bàn tay: Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu, Dương hữu

  • Đối với mu bàn tay sẽ chịu sự chi phối lớn của Nhân tam 1, 2
  • Cách 1: khóa ngón + day Nhân tam 1,2 ( từng ngón một có thể làm như vậy)
  • Các 2: Khóa Hổ Khẩu + day Nhân tam xuống phía ngón tay.

Với long bàn tay thì bấm theo cách trên nhưng cuối cùng phải nhớ đến huyệt Khư thế. Huyệt này làm máu chạy cả bàn tay.

Chú ý: Nếu các ngón tay bị co cứng thì do gân cơ suy yếu. Khi đó ta khóa Hổ Khẩu + bấm các Ngũ Bội. Trường hợp nó co cứng nhiều ( tay quắp lại không bẻ ra được) hơn thì ta lại phải Khóa Hổ Khẩu + bật Tam tinh. Có người co quắp lại không mở ra được thì ta bóp gập các ngón tay nhiều lần thì các ngón không bị co quắp nữa. Hoặc ta nấu nước ngải cứu cho thêm ít dấm và muối để ngâm thì tay sẽ mở ra nhanh hơn.

MẠNH ĐỚI – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu.

– TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh.

– CB : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Mạnh đới và Khôi thế, day nhẹ, 1 day lên, 1 kéo xuống.

– GC : Bệnh nhân động kinh loại nhẹ: Khóa Hổ Khẩu + day huyệt Mạnh đới (làm tan đờm) .

Động kinh nặng: Khóa Hổ Khẩu, khóa Nhân tam 3 + bấm Trạch đoán.

KHÔI THẾ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu

(đối diện với huyệt Mạnh đới – cùng Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

– TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh âm).

– CB : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

THÁI LÂU:VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt. –

Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)

ẤN SUỐT: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

DƯƠNG HỮU : VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.

LƯỠNG TUYỀN – VT : Tại điểm giữa cơ Delta, huyệt ở sát 2 bên điểm giữa này (trên huyệt Giác quan một ít). Cơ Delta hình chữ V, 2 đường 2 bên sẽ tạo thành 2 (lưỡng) chỗ lõm (tuyền – con suối), vì vậy đặt tên huyệt là Lưỡng tuyền.

TD : Trị tay run,Tay không dơ lên cao được,Cầu vai bị xệ xuống.

ẤN KHÔ: Dọc 2 bên cơ nhị đầu cánh tay có 4 cặp huyệt từ trên xuống.

Cách bấm : – Khóa HK + dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp vào 2 bên cơ 2 đầu (con chuột) bật lên (cho con chuột nổi lên), làm 4 cái, từ trên xuống : có tác dụng gây ấm nóng vùng Phế, dùng trong điều trị suyễn lạnh..

– Khóa HK + Nhân tam + day Ấn khô, có tác dụng làm thông khí ở Phế, dùng trong điều trị suyễn nóng.

KHƯ TRUNG – VT : Điểm chính giữa phía trong cánh tay, sát dưới cơ nhị đầu, giữa đường nối đầu nếp nách trong và cuối nếp gấp trong khuỷu tay, bên Phải.

TRẠCH ĐOÁN VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

NGŨ ĐOÁN – VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay.

– TD : Trị đờm dãi ứ đọng, Chống ói (nôn) mửa.

– CB : Khóa Hổ khẩu – bấm từ từ.

THU Ô – VT : Để nghiêng cánh tay, tại ngay sát dưới lồi cầu ngoài xương cánh tay.

GIÁC QUAN – VT : Tại đỉnh cuối cơ Delta lên 1,5 thốn (2 khoát), huyệt ở 2 bên cạnh gân cơ giữa cơ Delta.

KIM Ô – VT : Tại giao điểm bờ ngoài cơ Delta và cơ nhị đầu. Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

Trên lâm sàng, chúng tôi phát hiện thấy một huyệt Kim ô khác, ở điểm gặp nhau của cơ delta với cơ nhị đầu bên ngoài. Như vậy, có đến 2 huyệt Kim ô đối xứng nhau qua đỉnh cơ delta, và huyệt Kim ô bên ngoài có tác dụng mạnh hơn huyệt Kim ô bên trong.

KHIÊN LÂU – VT : Trên mỏm trâm quay 1,5 thốn (2 khoát). Hoặc chéo 2 bàn tay vào nhau qua Hổ khẩu, ngón tay trỏ chạm vào xương quay ở đâu, hơi xịch vào bên trong một ít, đó là huyệt.

KHƯ THẾ – VT : Ngửa bàn tay, giữa lằn nếp khớp 3 ngón tay trỏ (2), lui xuống 1 khoát, trên gò mô ngón trỏ, sờ vào thấy cục xương.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa bong gân vùng vai (Phần 36).
15 Сентября 2015

BONG GÂN VÙNG VAI

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

Dùng huyệt Thái lâu làm chính.

Trước tiên dung 2 huyệt có tác dụng bơm máu và chữa bong gân vai

– Khóa Hổ Khẩu + day Thái lâu + Ấn suốt

– Khóa Hổ Khẩu + day Hồi sinh thân thể ( Huyệt này chỉ dùng khi nhấc tay lên mà thấy đau lan xuống tận sườn, chạm vào dây thần kinh liên sườn, nói, thở đều đau thì ta mới dung.

Bong gân vai trước bấm thêm

Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ BộiT 1,2

Khóa gốc móng + day đỉnh khớp 3 (điểm sát với bàn tay) ngón tay 1,2 để thông kinh khí

Bong gân vai sau bấm thêm

Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ BộiT 4,5

Khóa gốc móng + day đỉnh khớp 3 (điểm sát với bàn tay) ngón tay 4,5 để thông kinh khí

Day ấn Đô kinh, Ấn tinh ( Thông kinh lạc tại chỗ)

Khóa Bạch lâm + day Khương thế và ngược lại

Chú ý: Trong điều trị có những huyệt không còn là huyệt đặc hiệu mà chỉ là huyệt cục bộ, khi bấm ta không cần kết hợp khóa đi theo. Trong điều trị bong gân dò tìm được những điểm đau là quan trọng, những điểm đau đó khi bấm ta coi là huyệt cục bộ không cần huyệt khóa đi theo.

TỨ THẾ : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

THÁI LÂU:Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt.

Dẫn máu xuống tay: Khóa Hổ Khẩu + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)

ẤN SUỐT: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát. Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

ẤN TINH – VT : Trên đường nối đốt sống cổ 7 (C7) với bờ ngoài phía sau mỏm cùng vai, lấy điểm chính giữa rồi hơi nhích vào phía trong một ít. Ở hố trên gai sống xương bả vai.

ĐÔ KINH – VT : Tại giao điểm của đường nối từ mỏm cùng vai đến ổ nách sau, phía sau ổ khớp xương cánh tay.

Hoặc để sát cánh tay vào nách, do từ đầu lằn chỉ (nếp) nách sau thẳng lên 2 khoát.

HỒI SINH THÂN THỂ – VT : Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1), xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát (huyệt số 3).

BẠCH LÂM – KHƯƠNG THẾ

– VT : Đỉnh cổ chỏm vai, ngang dưới – giữa đầu nếp nách và đỉnh cao xương vai – cánh tay, xuống 3 khoát, mặt sau vai.

Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía trước được.

– CB : Khóa huyệt Bạch lâm – bấm day huyệt Khương thế và ngược lại rồi day cả 2 cùng lúc.

Đau bên nào, kích thích huyệt bên đó. Đau cả 2 bên, kích thích cả 2 bên.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa bệnh tay run, tay múa vờn bằng Thập chỉ đạo (Phần 35).
15 Сентября 2015

TAY RUNG , TAY MÚA VỜN

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Nguyên nhân: Có những bệnh nhân sau khi bị bệnh lâu ngày thì tay rung, hoa mắt chóng mặt, đi không vững. Bệnh này không giống bệnh Parkingson. Rung tay cũng là dấu hiệu máu không xuống được. Trước tiên ta vẫn dẫn máu xuống, khai thông kinh khí,

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

o Khai thông

o Khóa Hổ Khẩu + Day Thái Lâu (bật vào trong)

o Khóa Hổ Khẩu + Day Ấn Suốt (bật vào trong)

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Hoàng Ngưu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Dương Hữu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Khô Lạc 2

o Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ BộiT4,5

o Khóa Cao Thống day Vũ Hải, Ấn Lâm, Nhị Tuế; Cốt Cường, Mạnh Không, Án Khôi.

o Khóa Cao Thống + day Khô Lư (Khô Giáo)

Nếu gặp bệnh “múa vờn”:

  • Bấm Lưỡng Tuyền

Chú ý: – Khô lư thì ở bên trái gò má : cũng từ đuôi mắt kéo thẳng xuống nhưng nó không ở dưới xương gò má mà nó ngay đỉng xương gò má, huyệt này cũng chữa bệnh rung tay

– Khô giáo còn có tác dụng chữa bị viêm hay đau giây thần kinh số 7 và số 5. Dây thần kinh số 5 còn gọi là dây thần kinh sinh 3, khám tây y mà Bs đề TIC thì có nghĩa là viêm day thần kinh số 5, tức là mắt cứ bị giật giật như nháy người khác, miệng cũng giật giật như vậy.

DƯƠNG HỮU : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.

KHÔI LÂU – VT : Tại giao điểm của rãnh cơ Delta với đườ ng nách trước, bên Phải.

Từ đầu nếp nách trong kéo ra đụng vào cơ delta ở đâu, đó là huyệt.

– TD : Làm dãn gân cánh tay và ngón tay.Làm duỗi tay ra.

THÁI LÂU : VT : Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt.

TRẠCH ĐOÁN VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

· GP : Dưới huyệt là gân cơ 3 đầu cánh tay, rãnh ròng rọc khuỷu của mặt sau đầu dưới xương cánh tay.

KHƯ TRUNG – VT : Điểm chính giữa phía trong cánh tay, sát dưới cơ nhị đầu, giữa đường nối đầu nếp nách trong và cuối nếp gấp trong khuỷu tay, bên Phải.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

KHƯ THẾ – VT : Ngửa bàn tay, giữa lằn nếp khớp 3 ngón tay trỏ (2), lui xuống 1 khoát, trên gò mô ngón trỏ, sờ vào thấy cục xương.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa bong gân vùng vai (Phần 36)
15 Сентября 2015

BONG GÂN VÙNG VAI

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

Dùng huyệt Thái lâu làm chính.

Trước tiên dung 2 huyệt có tác dụng bơm máu và chữa bong gân vai

– Khóa Hổ Khẩu + day Thái lâu + Ấn suốt

– Khóa Hổ Khẩu + day Hồi sinh thân thể ( Huyệt này chỉ dùng khi nhấc tay lên mà thấy đau lan xuống tận sườn, chạm vào dây thần kinh liên sườn, nói, thở đều đau thì ta mới dung.

Bong gân vai trước bấm thêm

Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ BộiT 1,2

Khóa gốc móng + day đỉnh khớp 3 (điểm sát với bàn tay) ngón tay 1,2 để thông kinh khí

Bong gân vai sau bấm thêm

Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ BộiT 4,5

Khóa gốc móng + day đỉnh khớp 3 (điểm sát với bàn tay) ngón tay 4,5 để thông kinh khí

Day ấn Đô kinh, Ấn tinh ( Thông kinh lạc tại chỗ)

Khóa Bạch lâm + day Khương thế và ngược lại

Chú ý: Trong điều trị có những huyệt không còn là huyệt đặc hiệu mà chỉ là huyệt cục bộ, khi bấm ta không cần kết hợp khóa đi theo. Trong điều trị bong gân dò tìm được những điểm đau là quan trọng, những điểm đau đó khi bấm ta coi là huyệt cục bộ không cần huyệt khóa đi theo.

TỨ THẾ : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

THÁI LÂU:Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt.

Dẫn máu xuống tay: Khóa Hổ Khẩu + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)

ẤN SUỐT: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát. Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

ẤN TINH – VT : Trên đường nối đốt sống cổ 7 (C7) với bờ ngoài phía sau mỏm cùng vai, lấy điểm chính giữa rồi hơi nhích vào phía trong một ít. Ở hố trên gai sống xương bả vai.

ĐÔ KINH – VT : Tại giao điểm của đường nối từ mỏm cùng vai đến ổ nách sau, phía sau ổ khớp xương cánh tay.

Hoặc để sát cánh tay vào nách, do từ đầu lằn chỉ (nếp) nách sau thẳng lên 2 khoát.

HỒI SINH THÂN THỂ – VT : Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1), xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát (huyệt số 3).

BẠCH LÂM – KHƯƠNG THẾ

– VT : Đỉnh cổ chỏm vai, ngang dưới – giữa đầu nếp nách và đỉnh cao xương vai – cánh tay, xuống 3 khoát, mặt sau vai.

Trị cánh tay không dơ lên cao được, tay không đưa ra phía trước được.

– CB : Khóa huyệt Bạch lâm – bấm day huyệt Khương thế và ngược lại rồi day cả 2 cùng lúc.

Đau bên nào, kích thích huyệt bên đó. Đau cả 2 bên, kích thích cả 2 bên.

 
Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Chữa bệnh tay run, tay múa vờn bằng Thập chỉ đạo (Phần 35)
15 Сентября 2015

TAY RUNG , TAY MÚA VỜN

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Nguyên nhân: Có những bệnh nhân sau khi bị bệnh lâu ngày thì tay rung, hoa mắt chóng mặt, đi không vững. Bệnh này không giống bệnh Parkingson. Rung tay cũng là dấu hiệu máu không xuống được. Trước tiên ta vẫn dẫn máu xuống, khai thông kinh khí,

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

o Khai thông

o Khóa Hổ Khẩu + Day Thái Lâu (bật vào trong)

o Khóa Hổ Khẩu + Day Ấn Suốt (bật vào trong)

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Hoàng Ngưu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Dương Hữu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Khô Lạc 2

o Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ BộiT4,5

o Khóa Cao Thống day Vũ Hải, Ấn Lâm, Nhị Tuế; Cốt Cường, Mạnh Không, Án Khôi.

o Khóa Cao Thống + day Khô Lư (Khô Giáo)

Nếu gặp bệnh “múa vờn”:

  • Bấm Lưỡng Tuyền

Chú ý: – Khô lư thì ở bên trái gò má : cũng từ đuôi mắt kéo thẳng xuống nhưng nó không ở dưới xương gò má mà nó ngay đỉng xương gò má, huyệt này cũng chữa bệnh rung tay

– Khô giáo còn có tác dụng chữa bị viêm hay đau giây thần kinh số 7 và số 5. Dây thần kinh số 5 còn gọi là dây thần kinh sinh 3, khám tây y mà Bs đề TIC thì có nghĩa là viêm day thần kinh số 5, tức là mắt cứ bị giật giật như nháy người khác, miệng cũng giật giật như vậy.

DƯƠNG HỮU : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.

KHÔI LÂU – VT : Tại giao điểm của rãnh cơ Delta với đườ ng nách trước, bên Phải.

Từ đầu nếp nách trong kéo ra đụng vào cơ delta ở đâu, đó là huyệt.

– TD : Làm dãn gân cánh tay và ngón tay.Làm duỗi tay ra.

THÁI LÂU : VT : Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt.

TRẠCH ĐOÁN VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

· GP : Dưới huyệt là gân cơ 3 đầu cánh tay, rãnh ròng rọc khuỷu của mặt sau đầu dưới xương cánh tay.

KHƯ TRUNG – VT : Điểm chính giữa phía trong cánh tay, sát dưới cơ nhị đầu, giữa đường nối đầu nếp nách trong và cuối nếp gấp trong khuỷu tay, bên Phải.

TỨ THẾ : VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

KHƯ THẾ – VT : Ngửa bàn tay, giữa lằn nếp khớp 3 ngón tay trỏ (2), lui xuống 1 khoát, trên gò mô ngón trỏ, sờ vào thấy cục xương.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Thập chỉ đạo chữa bệnh động kinh (Phần 34)
15 Сентября 2015

CỨNG KHUỶN TAY, CỨNG BÀN TAY

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

CỨNG KHUỶN TAY

Khuỷn tay cũng giống vai, có người co tay lại thì cứng mặt trong, có người lại quẹo ra đằng sau cứng ngắc, chúng ta sẽ xem đường kinh dẫn như thế nào để tìm cách chữa. Trước tiên cần bơm máu vào khuỷn tay, sau đó dùng huyệt đặc trị để chữa

Phác đồ điếu trị

o Khai thông:

o Khóa móng Ngũ BộiT-5 + day khớp 2

o Khóa móng Ngũ BộiT-4 + day khớp 2

o Khóa móng Ngũ BộiT-3 + day khớp 2

o Khóa móng Ngũ BộiT-2 + day khớp 2

o Khóa móng Ngũ BộiT-1 + day khớp 2

o Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu ( Ấn suốt) dẫn máu xuống

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế ( Dẫn máu xuống)

Co cứng khuỷn tay:

  • Khóa Hổ Khẩu +bật Dương Hữu +bật Khô Lạc 2

Cánh tay co gấp vào:

  • Khóa Hổ Khẩu + bấmDương hữu, Trạch đoán, Khư Trung, Khôi lâu

Huyệt Khư trung chuyên chữa dạng liệt mềm, tay bị rũ xuống không nhấc lên được

CỨNG BÀN TAY

Nguyên nhân: Cổ tay cứng là tại vì không có máu xuống nên mới bị cứng. Chúng ta cần bơm máu. , nên nhớ là khi liệt các ngón tay bị co quắp lại

– Khai thông

o Khóa móng Ngũ Bội5 + day khớp 1

o Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu

o Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ Thế

o Khóa Hổ Khẩu + bật Dương hữu, Khô Lạc 2

o Khóa Hổ Khẩu + bấm Khư Thế

DƯƠNG HỮU : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHÔ LẠC 2 : Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm trâm quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.

NGŨ ĐOÁN – VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay.

– TD : Trị đờm dãi ứ đọng, Chống ói (nôn) mửa.

– CB : Khóa Hổ khẩu – bấm từ từ.

TỨ THẾ – VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

THIÊN LÂU – VT : Khe đốt sống lưng 6 – 7 (D6 – D7) ra ngang 3 khoát, cách bờ trong xương bả vai 1 khoát.

– TD : Hồi sinh mạnh. Dùng cấp cứu khi trụy tim mạch. Cắt cơn động kinh (khóa Ngũ bội 1).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa bệnh động kinh (Phần 33)
15 Сентября 2015

ĐỘNG KINH

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Có nhiều loại: Có người chỉ là cơn động kinh thoáng qua. Tây y xác định bằng máy đo điện não.

Triệu chứng

Một cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh tự nhiên ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đơ, lồng ngực và cơ hoành giữ nguyên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Ở các cháu bé có thể mắt nhìn ngược, co giật tay, chân, run giật nửa người hay toàn thân, ưỡn cứng người, tím ngắt. Cũng có những bé lên cơn co giật nhưng không rung lên bần bật mà chỉ đơn giản đang chơi tự nhiên mắt bé lờ đờ, đi quay một vòng vô ý thức hoặc ngất đi. Và chỉ một lúc bé lại có thể phục hồi bình thường.

Điều trị

Điều trị động kinh thường chia làm 2 giai đoạn: Cắt cơn (làm sao dập tắt ngay cơn động kinh đang xảy ra. Sau khi đã cắt cơn, dựa theo bệnh tình của bệnh nhân để tìm cách điều trị tận gốc, tránh bị tái phát.

Cắt cơn động kinh

  1. Khóa Ngũ BộiT1 + Vỗ bả vai 10 cái. Làm cơ vai mềm ra khí đi vào phổi.( Cải thiện hô hấp làm cho người bệnh thở thoải mái hơn và bình thường trở lại).
  2. Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ thế 3 – 5 lần. ( Ổn định thần kinh làm cho người bệnh mau tỉnh lại, máu về tim làm giãn cơ hoành và lồng ngực).
  3. Khóa Hổ Khẩu + xoay tròn huyệt Thiên lâu 9 cái và hất nhẹ lên, làm 2 lần. Khi xoa huyệt thì lòng bàn tay ép vào xương vai để máu tập trung vào tim nhanh hơn, dùng ngón giữa bấm huyệt.

Điều trị động kinh

– – Khai thông,

– . Ổn định thần kinh và tim mạch.

– Chống co thắt cơ hoành, lồng ngực: Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ thế

– Chống co thắt gân cơ: Khóa Hổ Khẩu + bật Tam tinh 4

– Khai thông đởm: Khóa Hổ Khẩu + Mạnh đới, Khóa Hổ Khẩu + Khôi thế,

– Khóa Hổ Khẩu + Mạnh đới + Khôi thế ( day 2 huyệt cùng lúc, 1 lên, 1 xuống)

– Khóa Hổ Khẩu + Bấm Ngũ đoán

– Tư bổ Can, Thận âm : Khóa Hổ Khẩu + bấm Tam tinh 4, 5

Chú ý: Sau cơn động kinh ta tiến hành là các bước trên thì sẽ ngăn ngừa bệnh động kinh

MẠNH ĐỚI – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu.

– TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh.

– CB : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Mạnh đới và Khôi thế, day nhẹ, 1 day lên, 1 kéo xuống.

– GC : Bệnh nhân động kinh loại nhẹ: Khóa Hổ Khẩu + day huyệt Mạnh đới (làm tan đờm) .

Động kinh nặng: Khóa Hổ Khẩu, khóa Nhân tam 3 + bấm Trạch đoán.

KHÔI THẾ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu

(đối diện với huyệt Mạnh đới – cùng Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

– TD : Làm long đờm, trị suyễn đờm. Động kinh. Câm (do đờm ngăn trở thanh âm).

– CB : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ.

THIÊN LÂU – VT : Khe đốt sống lưng 6 – 7 (D6 – D7) ra ngang 3 khoát, cách bờ trong xương bả vai 1 khoát.

– TD : Hồi sinh mạnh. Dùng cấp cứu khi trụy tim mạch. Cắt cơn động kinh (khóa Ngũ bội 1).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Điều trị tự kỷ hay khóc hay cười bằng Thập chỉ đạo (Phần 32)
15 Сентября 2015

Tự kỷ – Hay khóc, Hay cười

(Còn gọi là Di chứng tai biến mạch máu não)

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân

TỰ KỶ

Phác đồ điều trị

Khai thông kinh khí

Trẻ lầm lì:

§ Bấm NB-4,5 (tay, chân)

Trẻ hiếu động:

§ Bấm TT-4,5 (tay, chân)

Khóa HK + Day Khô Lạc 1

Khóa Khung Côn + bấm Trạch Đoán

Khóa NBT-1 + bấm Thủ Mạnh

KHÔ LẠC 1 – VT : Tại ngay hạch nước miếng ( bọt), dưới hàm, phía bên Phải.

TRẠCH ĐOÁN – VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

KHUNG CÔN

– VT : Từ đỉnh cao xương khớp bàn của ngón tay cái đến chỗ lõm đầu ngoài lằn chỉ cổ tay, chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 trên mặt trước đốt bàn ( phần trên mô ngón cái), chỗ lõm nhất của nếp gấp cổ tay thẳng xuống 1 khoát.

– TD : Trị ho, câm không nói được.

– PH : . Khóa huyệt Khung côn + điểm huyệt Trạch đoán (tay phải ): trị câm không đếm được số 4.

. Khóa huyệt Khung côn + điểm huyệt Thủ mạnh ( tay phải ): trịcâm không đếm được số 7.

– CB : Khóa Hổ khẩu + bấm Khung côn, không bấm thẳng góc nhưng hơi chếch ngón tay lên phía trên.

Chỉ nên kích thích huyệt ở bên tay Phải.

THỦ MẠNH – VT : Tại bờ trước phía trong xương cánh tay, cách mép nếp đỉnh nách trước 2 khoát ( giữa đầu nếp nách và đỉnh vai trong), bên Phải.

Tại điểm giữa lồi cao bờ trong xương vai với đỉnh nếp nách trong.

– TD : Trị câm không đếm được số 7, dẫn máu xuống tay.

– CB : . Muốn dẫn máu xuống tay: Khóa Hổ khẩu + day hoặc bấm móc huyệt Thủ mạnh hướng vào trong xương vai.

HAY KHÓC, HAY CƯỜI

Bấm Thập chỉ đạo giải quyết được một số di chứng tai biến mạch máu não rất có hiệu quả mà nhiều phương pháp khác không thực hiện được.

Đặc biệt với di chứng hay khóc và hay cười , phương pháp bấm Thập chỉ đạo tỏ ra có ưu thế và hiệu quả tốt.

. Phác đồ điều trị

. Hay cười: Khóa Ngũ bội 1 (trái) + day huyệt Khô ngu (huyệt đặc hiệu).

. Hay khóc: Khóa Ngũ bội 1 + day bật huyệt Chú thế (huyệt đặc hiệu).

. Nói ngọng, khó nói: Khóa Đắc chung + day Thu ô và ngược lại (huyệt đặc hiệu).

KHÔ NGU – VT : Tại chỗ bám bờ ngoài cơ ức – đòn – chũm, tiếp giáp với mí xương chẩm ở phía cổ bên Trái.

CHÚ THẾ – VT : Tại 1/3 trên và trong cơ ức – đòn – chũm, bên Phải, thẳng chỗ lõm phía sau tai (huyệt Ế phong – Tam tiêu 17) xuống gần góc hàm.

ĐẮC CHUNG – VT : Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

– PH : Trị lưỡi rụt lại không thè ra được (sau tai biến mạch máu não hoặc sau chấn thương): Khóa mạnh huyệt Thu ô + day nhẹ huyệt Đắc chung và ngược lại, vừa day vừa nói người bệnh thè lưỡi ra. 1-2 ngày đầu, người bệnh chưa thể thè lưỡi ra, nhưng từ ngày thứ 3 trở đi, người bệnh có thể thè lưỡi dần ra được.

– CB : Day đẩy lên – xuống tùy vị trí méo.

Chỉ kích thích ở bên phải mà thôi.

THU Ô – VT : Để nghiêng cánh tay, tại ngay sát dưới lồi cầu ngoài xương cánh tay.

– Trị lưỡi cứng, lưỡi tụt vào gây khó nói, câm

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa chóng mặt bằng Thập chỉ đạo (Rối loạn tiền đình) – Phần 31
15 Сентября 2015

Chóng mặt ( Rối loạn tiền đình)

Còn gọi là thiếu máu não hoặc rối loạn tuần hoàn máu

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Huyệt đặc trị: Xàng lâm; Cô thế bơm máu trực tiếp vào não

Triệu chứng: Nhức đầu. Chóng mặt, cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi đột ngột chuyển tư thế nằm, ngồi sang tư thế đứng.

– Rối loạn về giấc ngủ, mất ngủ, tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ.

  • Chóng mặt còn thấy mọi vật đổ nghiêng ngả – Chóng mặt do tai trong, Rối loạn tiền đình

Lưu ý: Nếu chóng mặt do Tai trong – Rối loạn tiền đình thì chú ý Đường kinh Thận – ngón 5, dẫn kinh khí vào Tai để khai thông trong Tai cải thiện do Rối loạn tiền đình

  • Kiểm tra bệnh nhân nghiêng về bên tai nào thì mọi vật nghiêng ngả là bên đó là bị bệnh, hoặc xem mạch mạnh-yếu

Nguyên nhân: Do não thiếu máu, thiếu ôxy. Cần bơm máu từ dưới dẫn lên não

ĐIỀU TRỊ:

Bước 1: Thông khí – Dẫn huyết:

Lưu ý: cần bơm máu toàn thân bằng thao tác:

  • Khóa CT4-5 + đẩy CT1-2
  • Khóa CT1-2 + đẩy CT4-5
  • Đẩy cùng lúc cả haiCT4-5 và CT1-2

Bước 2: Bấm huyệt:

Áp dụng THẬP CHỈ ĐẠO – BÀI bơm máu lên đầu

Trước hết giải quyết trường hợp chóng mặt do tai trong – Rối loạn tiền đình:

o Khóa Hổ Khẩu + bật Dương hữu chuyển kinh khí sang bên tai bệnh

o Khóa NHÂN TAM1 + day Ngũ Bội5

o Khóa móng Ngũ Bội5 + day NHÂN TAM1

Tiếp theo, bấm theo Phác đồ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

  • Khóa Hổ Khẩu + Bấm Đoạt thế
  • Khóa Hổ Khẩu + day Nhật bách lên (huyệt đặc hiệu bơm máu lên đầu).
  • Khóa Hổ Khẩu + day Ấn tinh
  • Khóa Cao thống + Day 2 huyệt Xàng lâm
  • Khóa Cao thống + ấn mạnh Cô thế đếm đến 5 rồi nhả. Thao tác ấn-nhả 5-10 lần như vậy
  • Khóa Cao thống + day Chí cao
  • Bóp Trụ cột hồi sinh

Lưu ý: Trụ cột hồi sinh luôn là thao tác sau cùng trong điều trị. Sau khi bấm xong bệnh nhân còn hoa mắt thì bấm tiếp huyệt Hồi sinh thân thể

HỒI SINH THÂN THỂ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1), xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát

XÀNG LÂM – VT : Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 – C3).

CÔ THẾ – VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

DƯƠNG HỮU – VT : Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 2 thốn (3 khoát).

ẤN TINH – VT : Trên đường nối đốt sống cổ 7 (C7) với bờ ngoài

phía sau mỏm cùng vai, lấy điểm chính giữa rồi hơi nhích vào phía trong một ít. Ở hố trên gai sống xương bả vai.

NHẬT BÁCH – VT : Tại bờ trước – trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay.

THIÊN LÂU – VT : Khe đốt sống lưng 6 – 7 (D6 – D7) ra ngang 3 khoát, cách bờ trong xương bả vai 1 khoát.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa liệt mặt bằng Thập chỉ đạo (Phần 30)
15 Сентября 2015

Liệt mặt

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc giảm vận động nửa mặt của những cơ da ở mặt do dây TK VII chi phối. Đa số các trường hợp liệt mặt (liệt dây TK VII) do lạnh, do xung huyết, điều trị bằng bấm huyệt ngay sau khi bị bệnh thường đem lại kết quả tốt. Các trường hợp liệt do nhiễm khuẩn hồi phục chậm hơn.

YHCT dựa theo nguyên nhân gây bịnh, chia làm 3 loại:

1- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh): sau khi gặp mưa gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng.

2- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn): Tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó, uống nước thường bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy.

3- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang chẩn): Sau khi té

ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm, mặt, xương chũm… tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống khó, không huýt sáo được.

 Đối với môn bấm Thập chỉ đạo, thường là điều trị di chứng, vì vậy, tùy theo Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo méo lệch mà chọn huyệt và Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo điều trị cho thích hợp.

. Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

Khai thông

Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 1,2

Mắt lệch nhiều, chú ý Ngũ Bội 1

Miệng lệch nhiều, chú ý Ngũ Bội 2

Trước tiên nên áp dụng THẬP CHỈ ĐẠO – BÀIbơm máu lên mặt, sau đó tùy theo loại bệnh mà bấm huyệt đặc trị

Mắt không nhắm được : Khóa Ngũ Bội 4 Tay + day Nhân tam 3. Khóa Cao thống + Huyệt ở lông mày (bấm bẻ xuống).

Mi mắt sụp xuống: Khóa Hổ Khẩu + bấm Kim ô – nếu người bệnh mệt mỏi, yếu sức nên truyền thêm nhân điện ở Kim ô.

Mắt lệch: Khóa Ngũ Bội 4 Tay + Mạnh án, Mạnh nhĩ.

Nhân trung lệch : Khóa Cao thống + Chí đắc.

Cằm dưới méo : Khóa Cao thống + Chí tôn.

Miệng méo : Khóa Cao thống + Đắc chung, Tam huyền, Thốn chung.

Bấm theo chiều : bên lành kéo qua, bên liệt kéo xuống.

KIM Ô – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại giao điểm bờ ngoài cơ Delta và cơ nhị đầu. Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

Trên lâm sàng, chúng tôi phát hiện thấy một huyệt Kim ô khác, ở điểm gặp nhau của cơ delta với cơ nhị đầu bên ngoài. Như vậy, có đến 2 huyệt Kim ô đối xứng nhau qua đỉnh cơ delta, và huyệt Kim ô bên ngoài có tác dụng mạnh hơn huyệt Kim ô bên trong.

– TD : Trị mi mắt bị sụp xuống, mắt mỏi yếu do cơ thể suy yếu (lúc nào cũng muốn nhắm mắt lại), mắt lim dim như buồn ngủ.

– CB ).á: Khóa Hổ Khẩu + day nhẹ huyệt Kim ô (vừa bấm vào vừa đẩy lên

MẠNH ÁN – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Cạnh phía dưới gò cao xương chũm, tại chỗ lõm phía trên.

– TD : Trị tai điếc, tai ù, mắt bị xếch.

– CB : Thường phối hợp bấm chung cùng lúc với các huyệt Trung nhĩ, Mạnh nhĩ, Khô ngu.

MẠNH NHĨ

– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại ngay sát bờ sau xương chũm.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa chấn thương ở mặt, mặt lạnh, mặt mất cảm giác (Phần 29)
15 Сентября 2015

Chấn thương ở mặt. Mặt lạnh. Mặt mất cảm giác

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

CHẤN THƯƠNG MẶT

Trị mặt chấn thương do té ngã, bầm dập, mặt bầm tím

Huyệt đặc trị: Tam giác – Á mô

Bước 1Thông khí dẫn huyết

Lưu ý Bấm kỹ Ngũ BộiT4-5: trước hết day, sau đó bật mạnh Ngũ BộiT4-5 tác động mạnh đến đường kinh Thận và Can

Bước 2Bấm huyệt: Các mức độ từ tác động bình thường đến mạnh hơn như sau:

  1. Day tại chỗ:
  2. Bàn tay khóa sườn + Day Á mô
  3. Bàn tay khóa sườn + Day Tam giác
  4. Khóa Hổ Khẩu:làm mạnh hơn:
  5. Khóa Hổ Khẩu + day Á mô
  6. Khóa Hổ Khẩu + day Tam giác
  7. Khóa Ngũ Bội5T:
  8. Khóa Ngũ Bội5T + day Á mô
  9. Khóa Ngũ Bội5T + day Tam giác
  10. Khóa Ngũ Bội5C:
  11. Khóa Ngũ Bội5C + day Á mô
  12. Khóa Ngũ Bội5C + day Tam giác

Lưu ý: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo của khu vực bị sưng đau:

– Nếu đau mặt ngoài má nhiều hơn: lưu ý bấm mạnh hơn huyệt Á mô

– Nếu đau mặt trong má nhiều hơn: bấm mạnh hơn huyệt Tam giác

TAM GIÁC – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 – 10 với đường nách trước (đối xứng qua đường nách giữa với huyệt Á mô – ở đường nách sau).

– TD : Trị mặt bị sưng, Tay sưng.

– CB : . Khóa Ngũ Bội 5 tay + 4 ngón tay bóp chặt phía sau lưng, ngón tay cái đè vào huyệt, làm sao cho ngón tay sờ đụng vào kẽ sườn, bấm móc vào khe sườn.

. Khóa (đè mạnh vào) huyệt Tam giác – bấm Ngũ Bội 5 ở chân cùng bên làm tăng tác dụng mạnh hơn.

Á MÔ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa với huyệt Tam giác – ở đường nách trước ).

– TD : Trị răng hàm đau. Vùng mặt và hàm đau.

– CB : Dùng ngón tay cái bấm móc vào giữa 2 kẽ sườn, day – bật theo kẽ sườn.

MẶT LẠNH – MẤT CẢM GIÁC

Mặt lạnh là do máu lên mặt không đủ. Mặt mất cảm giác thường là do liệt dây thần kinh ngoại biên số 7. nhưng thực tế thiếu máu và mất cảm giác thì thể hiện bệnh cũng gần như nhau.

· Huyệt đặc trị bơm máu lên mặt: Đoạt thế – Khư nai – Thái lâu – Ấn suốt và các huyệt ởquanh vùng sát nách và vùng bả vai ( Áp dụng bài bơm máu lên đầu)

· Sauk hi bơm máu lên mặt thì dung Huyệt đặc trị lan tỏa máu trên mặt: Nghinh hương

Trường hợp Tê cả mặt: Bấm Nghinh hương cả 2 bên

Trường hợp Tê một bên: Khóa Cao thống + bấm Nghinh hương

Chú ý: Ngược với mặt lạnh, mặt mất cảm giác là mặt nóng bức khó chịu do thừa máu thì ta dẫn bớt máu ở trên mặt đi bằng cách: ( Giống huyệt giải)

1. Khoa Hổ khẩu + bấm huyệt Tứ thế, sẽ dẫn mau từ mặt xuống qua cac ngón tay hoặc qua đường tiêu tiểu (có thể tiểu ra mau, đại tiện ra mau…).

2. Bóp huyệt Trụ cột hồi sinh, từ gáy xuống đến qua bả vai.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa Chấn thương ở đầu (Phần 28)
15 Сентября 2015

Chấn thương ở đầu

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Chấn thương ở đầu: Được hiểu theo nghĩa bị một tai nạn nào đó làm chảy máu đầu hoặc làm bầm tím đầu và máu bị đông lại không lưu thông được. Mục đích chữa trị là bơm máu lên đầu, làm tan máu bầm, máu ứ, sau đó đẩy máu trheo đường Đại tiện, Tiểu tiện hoặc qua da dể thoát ra ngoài .

Chú ý: cách này cũng để chữa trị các khối u trên đầu

  • Huyệt đặc trị:Nhật bách; Chí ngư; Khô ngân; Tam kha
  • Huyệt hỗ trợ: Cô thế; Chí cao; Ngũ đoán

Bước 1: Thông khí dẫn huyết

Lưu ý Bấm kỹ : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ BộiT4-5

Bước 2: Điều trị: Tiến hành ba bước như sau:

– Bước Thứ nhất: Dẫn máu lên đầu: ( Xem THẬP CHỈ ĐẠO – BÀI BÀI bơm máu lên đầu)

+ Dùng các huyệt: Đoạt thế, Khư nai, Nhật bách, Ấn suốt

+ Khóa Hổ Khẩu + day Chí ngư

+ Khóa Cao thống và day các huyệt , Cô thế, Chí cao, Ung hương

– Bước Thứ hai: Phá máu ứ, máu bầm

+ Khóa Hổ Khẩu + Day Khô ngân

+ Khóa Hổ Khẩu + Day Tam kha

+ Khóa Hổ Khẩu + Day Nhật bách

– Bước Thứ ba: Dẫn máu bầm xuống để đào thải ra ngoài

+ Khóa KH + day Ngũ đoán: tiêu dịch

+ Khóa Ngũ Bội3 + day Ngũ đoán: tiêu dịch phần trên đầu

+ Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ thế: dẫn máu bầm xuống

Ghi chú: Nếu sau khi bấm mà trong vài ngày bệnh nhân đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu là bình thường, đó là do máu bầm máu ứ được dẫn xuống và đào thả ra ngoài

Bước 3Giải 12 huyệt căn bản

KHÔ NGÂN (Bên phải) & TAM KHA (Bên trái)

– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 5 – 6 với đường nách sau, bên Phải.

– TD : Dẫn máu lên vai và đầu.Trị khối u trên đầu và vai do chấn thương.

– CB : Day – ấn.

Tay trái thầy thuốc nâng tay phải bệnh nhân lên ngang ngực,khóa Hổ Khẩu, tay phải của thầy thuốc để vào huyệt, 4 ngón tay đè mạnh (khóa) mặt trước hông sườn, ngón tay cái để vào huyệt (làm sao cho ngón tay lọt vào khe sườn, vừa móc vào vừa bấm.

– GC : Cũng ở Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo này bên Trái là huyệt Tam kha.

Khảo sát nơi người nhậy cảm cho thấy, huyệt Tam kha (Khô ngân) có 3 tác dụng chính:

  1. Dẫn máu lên trên (vai, đầu).
  2. Làm tan máu ứ (sau chấn thương).
  3. Sinh máu mới bù vào máu bị tổn thương sau chấn thương.
  4. CAO THỐNG – VT : Tại giao điểm của 2 đường từ sống mũi thẳng lên và đường nối 2 đỉnh vành tai (huyệt Bá hội – Đốc 20) lùi về phía sau khoảng 1 khoát, ngay chỗ cao nhất của xương đỉnh.CÔ THẾ – VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.UNG HƯƠNG – VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 – C5).

    CHÍ CAO – VT : Điểm giữa 2 đầu lông mày (huyệt Ấn đường ) lên khoảng 0,5 cm.

    CHÍ NGƯ – VT : Tại giao điểm của kẽ liên sườn 11 – 12 với đường nách trước.

    • Nhật bách:VT: Tại bờ trước, trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay .

    • Dẫn lên đầu: Tay trái khóa HK, tay phải đè lên đầu vai, 4 ngón còn lại đè chặt mặt sau vai

    ( khóa), ngón cái đè vào huyệt Nhật bách day nhẹ hướng lên trên.

    ( Nếu không khóa sau vai thì máu không lên đầu mà ra sau vai hoặc xuống tay)

    • Đoạt thế ( Khư nai): VT: Từ 1/3 ngoài xương đòn, xuống 1cm, sát dưới xương đòn, chỗ lõm giữa cơ Delta. -Dẫn máu lên đầu: Khóa HK + day nhẹ Đoạt thế ( day hướng lên trên).

    – Khóa NB1,2,3,4,5 + day Đoạt thế thì máu vào các khiếu: mũi, môi, lưỡi, mắt, tai.

    • Thái lâu:VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt. – Dẫn máu lên đầu: Cách làm giống Nhật bách, 4 ngón khóa bờ vai, tay trái khóa HK, ngón cái tay phải day ấn Thái lâu lên trên.

    Ghi chú: Day ngang có tác dụng bớt đờm.

    – Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)

    • Ấn suốt: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

    TỨ THẾ – VT : 4 điểm ở cơ 3 đầu cánh tay. Từ đỉnh mấu trên khớp vai sau đến mỏm trên đầu khủy ngoài khớp khủy, chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt.

    NGŨ ĐOÁN – VT : Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa đau đầu bằng Thập chỉ đạo (Phần 27)
15 Сентября 2015

Đau đầu

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Đau đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau.Tùy từng vùng đau mà chọn cách điều trị cho thích hợp.

– Đau giữa đỉnh đầu: Ngũ Bội 4, 5.

– Đau nửa đầu: Ngũ Bội 4.

– Đau vùng trán : Ngũ Bội 2.

– Đau vùng sau gáy: Ngũ Bội 4, 5…

.ĐAU VÙNG ĐỈNH ĐẦU

. Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

Khai thông : – Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 4, 5 (khai thông kinh khí).

– Khóa Khô Khốc 3 + gân gót, bấm Ngũ Bội 4, 5 (thông kinh hoạt lạc).

– Thêm Khóa Cao thống + các huyệt Cô thế, Ung hương, Xàng lâm (các huyệt tác động đến vùng đỉnh đầu), Bí huyền 4 (huyệt đặc hiệu).

ĐAU NỬA ĐẦU

Có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên. Tùy Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo bệnh mà chọn hướng điều trị cho thích hợp

. Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

Khai thông : – Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 4 (thông kinh hoạt lạc).

– Khóa Khô Khốc 3 + gân gót, bấm huyệt Ngũ Bội 4 (thông kinh hoạt lạc).

– Thêm Khóa Cao thống + các huyệt Cô thế, Xàng lâm (bên đau), Trung nhĩ (các huyệt tác động đến vùng đỉnh đầu), huyệt Bí huyền 3 (huyệt đặc hiệu).

ĐAU VÙNG TRÁN

Khai thông: – Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2,

– Khóa Khô Khốc 3 + gân gót, bấm Ngũ Bội 2.

– Thêm Khóa Cao thống + các huyệt ở mắt Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế; Cốt cường, Mạnh không, Án khôi

ĐAU ĐẦU ĐÔNG

Đau đầu lúc sáng sớm kèm đau dữ dội, đau như búa bổ.

Khai thông: – Khóa Hổ Khẩu, bấm Ngũ Bội 4, 5

– Day vuốt Cô thế (huyệt đặc hiệu).

– Tìm điểm đau ở đầu để day, giúp kinh khí không bị ứ trệ gây nên đau.

Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản

CAO THỐNG – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại giao điểm của 2 đường từ sống mũi thẳng lên và đường nối 2 đỉnh vành tai (huyệt Bá hội – Đốc 20) lùi về phía sau khoảng 1 khoát, ngay chỗ cao nhất của xương đỉnh.

CÔ THẾ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

UNG HƯƠNG – VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 – C5).

XÀNG LÂM – VT : Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 – C3).

TRUNG NHĨ – VT : Phía trên đỉnh vành tai (gấp tai lại để dễ thấy đỉnh nhọn) thẳng lên đầu, đụng vào khe rãnh (chỗ lõm), đó là huyệt.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa Cứng hàm bằng Thập Chỉ Đạo (Phần 26)
15 Сентября 2015

Cứng hàm

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Nguyên nhân: Sái quai hàm do ngápquá mạnh, do liệt sau di chứng tai biến mạch máu não

  • Huyệt đặc trị:Khô lạc 1; Á mô
  • Các huyệt hỗ trợ:Thốn chung, Đắc chung

Bước 1: Thông khí dẫn huyết : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ Bội2

Bước 2: Bấm huyệt:

– Khóa cao thống + Á mô

– Khóa Cao thống + Khô lạc 1

– Khóa Cao thống + Đắc chung

– Khóa cao thống +Thốn chung

Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản

Chú ý: Bên nào bị bấm bên đó, hoặc bên nào đau hơn thì làm trước. Để tập trung hơn khi làm ta khóa Cao thống lại. Cao thống lùi ra sau Bách hội 1 thốn, ở nơi cao nhất của đỉnh đầu. Huyệt Khô lạc ở góc hàm, lấy 2 ngón khóa ở cơ ức đòn chủm, còn ngón cái day huyệt. Huyệt Đắc trung : Khi bệnh nhân há miệng ta đặt tay vào huyệt, nếu bệnh nhân ngậm miệng lại mà ngón tay chuyển động theo thì đúng là huyệt.

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa vớihuyệt Tam giác ở đường nách trước)

ĐẮC CHUNG – VT : Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.THỐN CHUNG – VT : Cách khóe (mép) miệng phía ngoài 1cm.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa mất ngủ, Ngủ nhiều (Phần 25)
15 Сентября 2015

Mất ngủ, Ngủ nhiều

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

MẤT NGỦ

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến đứng thứ 3 trên thế giới. Y học hiện đại thường chữa trị bằng cách uống thuốc ngủ. Uống thuốc ngủ thường xuyên rất hại cho sức khỏe, làm tổn hại não bộ, tê liệt hệ thần kinh trung ương. Thứ hại là dễ trở thành nghiện thuốc, lượng uống càng tăng dẫn đến hư hỏng hoàn toàn bộ não

Thời gian ngủ được trong 1 ngày đêm dưới 6 giờ, được coi là mất ngủ.

Có thể chia mất ngủ thành 3 loại:

1- Mức độ nhẹ: Thời gian ngủ trong 1 ngày đêm 5-6 giờ. Có ít triệu chứng xáo trộn kèm theo.

2- Mức độ vừa: Thời gian ngủ được trong 1 ngày đêm 3 -5 giờ.Có nhiều triệu chứng khác kèm theo.

3- Mức độ nặng: Thời gian ngủ được trong 1 ngày đêm dưới 3 giờ.Cơ thể suy sụp.

Những nguyên nhân gây ra mất ngủ :

– Mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng, lao lực quá làm hại đến Tâm Tỳ

– Mất ngủ do cơ thể suy yếu hoặc bịnh lâu ngày

– Mất ngủ do ăn uống không điều độ

– Mất ngủ do hay sợ hãi, thần hồn không yên

Bấm Thập chỉ đạo, chỉ sử dụng 2 cặp huyệt trị mất ngủ là Tam tuyền + Tuyết ngư và Thổ quang + Ngư hàn.

Ngoài ra, nên dùng y lý để xác định bệnh lý liên quan đến các yếu tố gây bệnh nào, từ đó có thể tìm ra phương huyệt điều trị cho thích hợp.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

. Khai thông.

. Ổn định thần kinh, Ổn định tim mạch.

. Chí cao (day đẩy lên) ( làm nhẹ đầu, dễ ngủ).

. Bóp nhẹ 6 huyệt trên mắt Án khôi, Cốt cường, Mạnh không, Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế (làm nhẹ đầu, nhẹ mắt, dễ ngủ).

. Khóa Tam tuyền + day Tuyết ngư và ngược lại, rồi day cả 2 cùng lúc (huyệt đặc hiệu).

. Khóa Thổ quang + day Ngư hàn và ngược lại, rồi day cả 2 cùng lúc (huyệt đặc hiệu).

Phối hợp với biện chứng:

. Do suy nghĩ, lo lắng : Khóa Hổ Khẩu + bấm Tam tinh 3, 2.

. Do cơ thể suy nhược : Khóa Khô Khốc 3 + Tam tinh 4, 5.

. Do sợ hãi, tâm thần không yênKhóa Hổ Khẩu + Nhân tam 3 + bấm Tam tinh 3, Tam tinh 4.

. Do ăn uống không điều độ : Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2, thêm Ngũ đoán.

Chú ý: Mất ngủ có 2 trường hợp:

– Đầu óc tỉnh táo thường khí huyết không lên đầu , lúc đó ta làm thêm phần bơm máu lên đầu.

– Đầu óc thấy khó chịu căng cứng, đặc biệt phần mắt không nhắm vào được, thường một hoặc 2 bên cơ mắt bị cứng lại, lúc này ta lựa cách bơm máu làm cho phần cơ hết căng cứng thì sẽ ngủ lại bình thường

TAM TUYỀN – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại bờ ngoài của đốt 3 ngón tay trỏ (2), trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay.

– CB : Trị mất ngủ: Khóa huyệt Tam tuyền + bấm huyệt Tuyết ngư.

Khóa huyệt Tuyết ngư + bấm huyệt Tam tuyền, rồi day cả 2 huyệt cùng lúc.

TUYẾT NGƯ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại bờ trong đốt 3 ngón tay út (5), trên đường tiếp nối da gan tay – mu tay, ngay đầu nếp gấp khớp bàn tay – ngón tay.

– CB : Khóa huyệt Tam tuyền + bấm day huyệt Tuyết ngư và ngược lại, rồi day bấm cả 2 huyệt cùng lúc.

NGƯ HÀN – VT : Tại chỗ hơi lõm, sát xương bả vai sau, bên Phải, khe đốt sống lưng 4-5 ra ngang 6 khoát.

– CB : Dùng 4 ngón tay đặt trên bờ vai, ngón cái dùng để day bấm. Khóa huyệt bên trái (Thổ quang), day bấm huyệt bên phải ( Ngư hàn) và ngược lại, rồi day cùng lúc 2 huyệt.

– GC : Cùng vị trí này, bên Trái là huyệt Thổ quang.

THỔ QUANG

– VT : Tại chỗ hơi lõm giữa xương bả vai sau,bên Trái (khe đốt sống 4-5 ra ngang 6 khoát).

– CB : 4 ngón tay đặt trên bờ vai, ngón cái dùng để bấm (day tròn).

Khóa huyệt bên phải (Ngư hàn), day bấm huyệt bên trái (Thổ quang) và ngược lại, sau đó day tròn cả 2 huyệt cùng lúc.

– GC : Cùng vị trí này ở bên Phải gọi là huyệt Ngư hàn.

NGỦ NHIỀU

Ngược với tình trạng khó ngủ, mất ngủ, nhiều người có thể ngủ suốt ngày, lúc nào cũng muốn ngủ, nhưng giấc ngủ không sâu

Đông y cho là do mạch Âm kiều quá thịnh khiến cho người ta lúc nào cũng thèm ngủ.

Trong bấm huyệt Thập chỉ đạo, 6 huyệt ở vùng lông mày có tác dụng kép: Vừa làm cho dễ ngủ vừa làm cho tinh ngủ, chỉ khác ở thủ pháp kích thích.

. Bóp mạnh 6 huyệt ở lông mày: Làm tỉnh ngủ.

. Bóp nhẹ 6 huyệt ở lông mày: Làm dễ ngủ.

Vì vậy, cần lưu ý cường độ của kích thích khi thao tác.

Phác đồ điều trị

– Huyệt Chí cao (day đẩy lên)

– Bóp mạnh huyệt Án khôi, Cốt cường, Mạnh không, Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế (huyệt đặc hiệu làm tỉnh ngủ).

– Nếu do thiếu máu não, lượng máu lên não không đủ: Day ấn Đoạt thế (Khư nai), Thái lâu, Ấn suốt…(giúp đưa máu lên não – đầu).Áp dụng bài Bơm máu lên đầu

– Day ấn Khô lạc 2 (khai thông tắc nghẽn ở động mạch cảnh, giúp đưa máu lên đầu, não dễ hơn).

Chú ý: Bơm máu lên đầu làm ta ngủ say sau đó hết buồn ngủ, hoặc làm ta tỉnh ngủ ngay lập tức.

CHÍ CAO

– VT : Điểm giữa 2 đầu lông mày (huyệt Ấn đường ) lên khoảng 0,5 cm.

KHÔ LẠC 2

– VT : Tay hơi nghiêng, từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay chia làm 3 phần, huyệt ở 2/3 tính từ mỏm tram quay lên, hoặc 1/3 từ khủy tay xuống.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị bướu cổ lồi mắt (Phần 24)
15 Сентября 2015

Bướu cổ lồi mắt

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Bướu cổ lồi mắt còn gọi là Tăng năng tuyến giáp, Bướu cổ lộ nhãn, Bazơđô (bazedow)

Huyệt đặc trị: Án dư

Nguyên nhân: Là trạng thái tuyến giáp tăng nhiều làm cho bướu to kèm những biến chứng.

Triệu chứng: 5 triệu chứng nổi bật:

1- Nhịp tim nhanh: là triệu chứng trung thành nhất, bao giờ cũng trên 100 nhịp/phút.

2- Bướu di động theo nhịp nuốt, không đau, hơi căng. Kiểm tra bằng cách đặt tay vào bướu và cho bệnh nhân nuốt thì thấy tay chạy theo bướu.

3- Gầy sút cân nhanh mặc dù người bệnh ăn rất nhiều.

4- Mắt lồi: thường lồi cả 2 bên, mắt sáng long lanh, mi mắt thường co giật, không làm được động tác hội tụ 2 nhãn cầu, tính tình thất thường

5- Tay run ở đầu ngón và bàn tay. Kiểm tra bằng cách: bảo người bệnh duỗi thẳng tay, bàn tay sấp, ngửa cổ ra sau, nuốt vào, đặt tờ giấy lên mu bàn tay, thấy tờ giấy rung động nhiều do tay run gọi là chứng “rung miêu”.

Giới hạn: – Chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không trị dứt được hoặc chữa rất lâu. Bệnh phải dùng thuốc.

– Chỉ có tác dụng điều trị với hiện tượng Can khí uất kết do ức chế tâm lý gây cảm giác nghẹn phình to cổ khiến người bệnh nói ào ào, mắt long lên, mạch bộ Can căng lên như dây đàn. Không trị được chứng Can khí uất kết ở phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh, vì trầm cảm sau sinh là do rối loạn nội tiết tố

Lưu ý:Ngược lại với trường hợp Bướu cổ do thiếu I ốt, Bướu cổ lồi mắt này không được ăn uống bổ sung I ốt vì bệnh này là do dư I ốt.

ĐIỀU TRỊ

Bước 1: Thông khí dẫn huyết:

+ Khóa Hổ Khẩu + Ngũ Bội4 ở tay điều chỉnh Can khí giúp mắt dễ chịu hơn

+ Khóa KH + Ngũ Bội2 ở tay: làm thông kinh khí vùng đi qua cổ

Bước 2: Bấm huyệt:

ỔN ĐỊNH THẦN KINH – ỔN ĐỊNH TIM MẠCH: Bắt buộc phải làm ngay trước khi điều trị

TÁC ĐỘNG Ở CHÂN:

  • Làm chân trái:- Do thận âm hư: Khóa Khô Khốc2 + TAM TINH5 bấm nhẹ

– Do can hỏa vượng: Khóa Khô Khốc2 + TAM TINH4 bấm nhẹ

  • Làm chân phải:Khóa Khô Khốc1 + bấm Ngũ Bội4, TAM TINH5, Ngũ Bội2 . Khi bấm các Ngũ Bội dung mô gan bàn tay đẩy các ngón chân lên đều nhau

– Bấm Ngũ Bội2 chân có 3 nấc bấm sau:

– Khoá Khô Khốc1+ bấm lóng 1, Khóa Khô Khốc2 + bấm lóng 2, Khóa Khô Khốc3 + bấm lóng 3

Giúp tống đờm ra ngoài:

– Khóa Khô Khốc3 +Khóa bắp chân + day Án dư: day tròn 7-10 cái rồi hất lên

Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản

Ghi chú: Các loại bướu xuất hiện do Can khí uất kết (bướu giả hay gọi là bướu hơi) thì điều trị rất hiệu quả. Trường hợp này là Can khí uất kết do ức chế tâm lý gây cảm giác nghẹn phình to cổ khiến người bệnh nói ào ào, mắt long lên, mạch bộ Can căng lên như dây đàn:

– Khóa Khô Khốc3 + đè Ạchille + bấm Ngũ Bội4: thông kinh khí đi qua cổ

– Khóa Khô Khốc3 + đè Ạchille + bấm Ngũ Bội2: thông kinh khí đi qua cổ

– Khóa Khô Khốc3 + đè Ạchille + day TAM TINH5: tác động đến Thận âm giúp hạ hỏa

ÁN DƯ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Từ đỉnh ngoài xương mác đến đỉnh cao mắt cá chân ngoài chia làm 3 phần bằng nhau, huyệt ở 1/3 từ trên xuống, bờ ngoài cơ cẳng chân trước.

– TD : Làm mềm bướu (dùng trong trường hợp bướu độc – Bazedow).

– CB : Khóa Khô Khốc 3, bàn tay để bấm, lấy 4 ngón tay bóp chặt bắp thịt sau chân, ngón tay cái để vào huyệt Án dư, ấn vào, day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi đẩy lên.

– GC: Nơi người bệnh nhậy cảm, bấm huyệt này người bệnh có cảm giác ở vùng cổ nóng lên.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa bướu cổ bằng Thập chỉ đạo (Phần 23)
15 Сентября 2015

Bướu cổ

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BƯỚU CỔ

Bướu cổ có 3 nguyên nhân: Do thiếu I ốt, do Can khí uất kết,do Đờm tích tụ lại

Xem xét:Bướu cổ là từ dân gian quen dùng để gọi tất cả các trường hợp sưng vùng trước cổ màchủ yếu là ở vùng tuyến giáp. Vùng trước cổ (chỗ tuyến giáp) ở 1 hoặc 2 bên sưng to, mềm, sắc da không thay đổi, ấn vào không thấy đau.

Huyệt đặc trị: Án dư ( làm tan khí và đờm ở cổ

Giới hạn:- Không trị dứt được bệnh bướu cổ do thiếu I ốt làm phình tuyến giáp

– Có tác dụng tốt với bướu cổ phình lên do đờm

– Có tác dụng tốt với chứng nghẹn cổ do can khí uất kết

Lưu ý: Cần bổ sung I ốt

ĐIỀU TRỊ:

Bước 1: Thông khí dẫn huyết:

– Khóa Hổ Khẩu + Ngũ Bội1 và Ngũ Bội2: làm thông kinh khí vùng đi qua cổ

– Nếu do Can khí Uất kết: làm kỹ Ngũ Bội2

– Nếu do Đờm: làm kỹ Ngũ Bội1

Bước 2: Bấm huyệt:

TÁC ĐỘNG Ở TAY:

Làm loãng đờm:

– Khóa Hổ Khẩu + đẩy Khô lạc 1: day hướng về bướu cổ

– Khóa Hổ Khẩu + day Mạnh đới

– Khóa Hổ Khẩu + day Khôi thế

– Khóa Hổ Khẩu + day cả hai huyệt Mạnh đới (đẩy lên) + Khôi thế (kéo xuống) cùng lúc

– Khóa Hổ Khẩu + day Ngũ đoán

TÁC ĐỘNG Ở CHÂN:

– Khóa Khô Khốc3 Bóp bắp chân + day Án dư: day tròn bằng ngón cái rồi hất lên 7-10 cái: giúp cho ra đờm

Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản

KHÔI THẾ: Từ mép khủy tay phía trong cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu (đối diện với huyệt Mạnh đới).

Cách bấm : Khóa Hổ Khẩu, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ

MẠNH ĐỚI : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên mép ngoài xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu.

Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Mạnh đới và Khôi thế, 1 day lên, 1 kéo xuống.

NGŨ ĐOÁN: Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong (ngón tay 5) lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

ÁN DƯ – VT : Từ đỉnh ngoài xương mác đến đỉnh cao mắt cá chân ngoài chia làm 3 phần bằng nhau, huyệt ở 1/3 từ trên xuống, bờ ngoài cơ cẳng chân trước.

– TD : Làm mềm bướu (dùng trong trường hợp bướu độc – Bazedow).

– CB : Khóa Khô khốc 3, bàn tay để bấm, lấy 4 ngón tay bóp chặt bắp thịt sau chân, ngón tay cái để vào huyệt Án dư, ấn vào, day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi đẩy lên.

– GC: Nơi người bệnh nhậy cảm, bấm huyệt này người bệnh có cảm giác ở vùng cổ nóng lên.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị Bệnh Đờm nhiều, Bệnh Suyễn (Phần 22)
15 Сентября 2015

Bệnh Đờm nhiều, Bệnh Suyễn

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

ĐỜM NHIỀU

Theo Đông y, đờm có liên quan đến tạng Tỳ ‘Tỳ ố thấp – Thấp thương Tỳ’, thấp trọc đọng lại lâu ngày sẽ sinh ra đờm, vì vậy nếu Tỳ mạnh lên sẽ có thể giúp trừ được gốc sinh ra đờm.

. Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

. Khai thông

. Khóa Hổ Khẩu, bấm Ngũ Bội 1 [day rồi bật mạnh ngang] (thông phế khí, trừ đờm).

. Khóa Hổ Khẩu, bấm Ngũ Bội 2 hoặc khóa Khô Khốc 3 + bấm Ngũ Bội chân 2

. Thêm Thái lâu, Ngũ đoán, Mạnh đới, Khôi thế 2 (huyệt đặc hiệu làm tiêu đờm).

BỆNH SUYỄN

Bệnh suyễn: là bệnh của phế quản, thường khó thở, ho hoặc tiếng khò khè trong họng. Là người chỉ có thở ra mà không hít vào được cho nên trong người thiếu khí ô xy gây nên mặt mũi xanh tái

Suyễn nhiệt: là những người lúc trời nắng thì lên cơn, bị nặng từ 11h đến 13h trưa do Đởm hoạt động mạnh khắc phế

Suyễn hàn: là những người lúc trời lạnh thì lên cơn, bị nặng từ 1h đến 3h sáng do Can hoạt động mạnh khắc phế

Nguyên nhân : Phế chủ khí, thận nạp khí. Khi bị suyễn chỉ có thở ra, khí muốn lên xuống được là do phổi, nhưng phế không chủ được khí. Tiếp theo là thận không nạp được khí, khí không xuống được mà cứ đi lên nên sẽ bị nghịch khí ở phổi. Muốn điều chỉnh vế lâu dài thì chúng ta phải điều chỉnh tạng phế và thận

– Viêm phế quản mãn tính, đờm bị đọng lại trong phổi, cho nên cần phải làm tan đờm. Đờm có ở nhiều nơi, có người ở cổ mọc lên cái biếu, người ta gọi là biếu đờm, có người nổi lên ở lưng. Mạnh đới, Khô thế làm tan đờm ở phổi, còn Ngũ đoán, Thái lâu thường hỗ trợ tan đờm.

– Nếu bệnh sợ sệt, lo lắng thì ổn định thần kinh trước, còn nếu bệnh nhân tái xanh, không thở được thì ổn định tim mạch trước.

Ổn định thần kinh: Lấy thần kinh là chính bấm trước, tim mạch là phụ bấm sau. Cho nên bấm Ngũ Bội3 (Ngũ Bội3 đi vào tim), rồi bấm tiếp Ngũ Bội4,5 (Ngũ Bội4,5 là thần kinh).

– Tay phải: Khóa CT4,5 + Bấm Ngũ Bội3. Rồi chuyển sang tay trái:

– Tay trái: Khóa CT1,2 và NHÂN TAM1 + bấm Ngũ Bội5, Ngũ Bội4 (9 cái 2 lần, bên tim thì làm nhẹ, còn bên thần kinh thì làm mạnh)

Ổn định tim mạch: Lấy mạch làm chính, thần kinh làm phụ.

– Tay phải: Khóa KH và NHÂN TAM3 + bật Ngũ Bội1 9 cái 2 lần, sau đó tay trái:

– Tay trái: Khóa CT1,2 và NHÂN TAM1 + bấm Ngũ Bội3,4,5 (6 cái 2 lần, Ngũ Bội3 thì làm nhẹ hơn)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SUYỄN NÓNG ( NHIỆT)

  • Khai thông huyệt đạo, chú ý nhiều Ngũ Bội1 và Ngũ Bội5
  • Ổn định thần kinh và tim mạch
  • Hạ suyễn: Khóa Hổ Khẩu và NHÂN TAM3 + vuốt Ngũ Bội1 xuống qua huyệt Mạch lạc, vuốt 6 cái 3 lần. Vừa ấn, vừa vuốt 2 đốt từ trên xuống
  • Thông phế khí: Khóa Hổ Khẩu + day lên Ấn khô 4 khúc,
  • Nếu chưa hạ hẳn cơn xuyễn thì Khóa Ngũ Bội1 + day tiếp Ấn khô
  • Nếu chưa hạ thì khóa Khô Khốc3 và Achille + kéo Mạch tiết ở chân
  • 12 huyệt cơ bản.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SUYỄN LẠNH ( HÀN )

  • Khai thông huyệt đạo. Ngũ Bội1 (phế), Ngũ Bội5 (thận)
  • Ổn định thần kinh và tim mạch
  • Ổn định suyễn: Khóa Hổ Khẩu + đẩy Ngũ BộiT1 9 cái 2 lần, đẩy lên
  • Thông phế khí: Khóa Hổ Khẩu + Bấm móc Ấn khô 4 cái từ trên xuống.

( tương ứng từ ngực xuống bụng làm đẩy hết đờm ra)

Hỏi người bệnh: Nếu có cảm giác ấm nóng mặt thì thôi. Nếu chưa thì

đẩy Ngũ Bội1 thêm cho đến khi thấy có cảm giác ấm, nóng mặt.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP

( Sau khi chữa suyễn nóng và lạnh)

Sử dụng cho cả 2 trường hợp Suyễn nóng và suyễn lạnh:

  • Bổ thận:- Khóa Khô Khốc3 + bấm Ngũ Bội5 (thận) -> Thận nạp khí
  • Đờm nhiều: Thêm Mạnh đới, Khôi thế.

– Khóa Ngũ Bội1 + bấm Mạnh đới

– Khóa Ngũ Bội1 + bấm Khôi thế

– Bấm 2 huyệt cùng lúc, Âm thăng Dương giáng. Ngoài là dương, trong là âm, Ngoài kéo xuống, trong đẩy lên

MẠCH LẠC: Tại chỗ lõm dưới khớp 1của ngón tay cái, ở vùng mu bàn tay.

– TD : Trị suyễn nóng, Hạ sốt, hạ huyết áp. Cách bấm (CB) : Phối hợp khóa Hổ Khẩu –Nhân tam, ấn chặt ngón tay vào huyệt rồi vuốt dần xuống cho qua khỏi khớp lóng 2.

MẠCH TIẾT: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Mu khớp 1 ngón chân cái xuống 0,5 khoát.

– TD : Trị suyễn nóng. Hạ huyết áp. Hạ sốt. – cách bấm (CB) : Khóa Khô Khốc 2 + khóa gót Achile, ngón tay cái vừa đè mạnh vào huyệt Mạch tiết vừa vuốt xuôi từ trên xuống 5 – 7 lần.

ẤN KHÔ: Dọc 2 bên cơ nhị đầu cánh tay có 4 cặp huyệt từ trên xuống.

Cách bấm : – Khóa HK + dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp vào 2 bên cơ 2 đầu (con chuột) bật lên (cho con chuột nổi lên), làm 4 cái, từ trên xuống : có tác dụng gây ấm nóng vùng Phế, dùng trong điều trị suyễn lạnh..

– Khóa HK + Nhân tam + day Ấn khô, có tác dụng làm thông khí ở Phế, dùng trong điều trị suyễn nóng.

THÁI LÂU VT : Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt.

KHÔI THẾ: Từ mép khủy tay phía trong cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu (đối diện với huyệt Mạnh đới).Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Khôi thế và Mạnh đới, day nhẹ

MẠNH ĐỚI : Để hơi nghiêng bàn tay, phía trên mép ngoài xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu.

Cách bấm : Khóa HK, dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm cùng lúc cả 2 huyệt Mạnh đới và Khôi thế, 1 day lên, 1 kéo xuống.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa Liệt vùng Đùi, Cẳng chân, Cổ chân, Bàn chân (Phần 21)
15 Сентября 2015

Liệt vùng Đùi, Cẳng chân, Cổ chân, Bàn chân

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

LIỆT VÙNG ĐÙI

– Khóa Khô lân + bấm Khu trung, Khu chè.

– Khóa Khô Khốc3 + bấm Khô minh hoặc Tả trạch trên 2.

(Những người bị liệt teo nhiều nhất là vùng đùi trên đầu gối)

– Khóa Bí huyền 1 + Điểm Xích thốn

LIỆT CẲNG CHÂN – CỔ CHÂN – BÀN CHÂN

– Khóa Khô Khốc1 + bâm Định tử ( máu lên cổ chân)

– Khóa Khu trung + bấm Khô lân (dẫn máu từ trên xuống )

– Khóa Khô lân + bấm Tả trạch dưới ( dẫn máu xuống chân)

– Khóa BH 7 (8) + Kheo + Bấm Ngũ Bội 4, 1, 2, 5

– Khóa Khô Khốc1, 2, 3 + bấm Định tử để dẫn máu lên háng, đầu gối, cổ chân.

( phần này là đủ quy trình bơm máu vào chân)

– Ta có thêm BH7, BH8, Đắc quan ( quy trình dẫn máu từ trên xuống dưới chân)

KHOEO– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại vùng nhượng (nếp gấp) sau chân. Có 3 điểm :

. Khoeo 1: Từ giữa nếp nhượng chân xuống 1 khoát.

. Khoeo 2 : Ngay giữa nếp nhượng chân.

. Khoeo 3: Giữa nếp nhượng chân lên 1 khoát.

XÍCH THỐN – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Có 2 huyệt Xích thốn:

Xích thốn 1: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 3 thốn (4 khoát).

Hoặc đặt giữa lòng bàn tay vào đỉnh nhọn xương bánh chè, úp các ngón tay vào đùi trên, ngón tay giữa chạm vào đùi ở đâu, đó là huyệt.

Xích thốn 2: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 6 thốn (8 khoát) [Xích thốn 1 lên 3 thốn).

KHÔ LÂN – VT : Tại 1/ 3 phía dưới – trước ngoài xương đùi, trong khe của cân đùi và cơ 2 đầu đùi, thẳng đầu ngoài xương bánh chè lên 4 thốn (5 khoát).

KHU TRUNG – VT : Cạnh phía trong gai chậu trước, bên Trái (bên phải cùng vị trí là huyệt Khu chè).

KHÔ MINH – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 1,5 thốn (2 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát.

TẢ TRẠCH TRÊN – VT : Có 3 huyệt Tả trạch trên:

Tả trạch trên 3 : từ lồi cầu x ương đùi xuống 5 khoát.

Tả trạch trên 2 : từ Tả trạch trên 3 xuống 1 khoát.

Tả trạch trên 1 : từ Tả trạch trên 2 xuống 1 khoát.

TẢ TRẠCH DƯỚI – VT : Có 3 điểm Tả trạch dưới :

. Tả trạch dưới 3 : Từ mấu trên xương mác xuống 3 khoát.

. Tả trạch dưới 2 : Từ Tả trạch dưới 3 xuống 1 khoát.

. Tả trạch dưới 1 : Từ Tả trạch dưới 2 xuống 1 khoát.

ĐỊNH TỬ – VT : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón tay), tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.

ĐẮC QUAN – VT : Lấy ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, trong khe của gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái (1) (Vểnh bàn chân lên cho hiện rõ gâ n cơ cẳng chân, huyệt ở sát 2 bên chỗ lõm giữa cẳng chân).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị Liệt và rối loạn vùng háng (Phần 20)
15 Сентября 2015

Liệt và rối loạn vùng háng

 Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

KHỚP HÁNG BỆNH

Bắp chân nhão là dấu hiệu huyết suy, nếu bắp chân cứng ngắc là dấu hiệu khí còn mạnh thì ta sẽ bơm máu cho mềm ra. Nếu do chấn thương, vừa khai thông kinh khí, vừa dẫn máu đến nuôi dưỡng phần cơ bị tổn thương. Bệnh có liên quan đến đường kinh 1, 2, 4.

. Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo: . Khai thông.

. Khóa Khô Khốc 1 + bấm Ngũ Bội 1, 2 (khai thông kinh khí khi háng bị lật vào trong).

. Khóa Khô Khốc 1 + bấm Ngũ Bội 4,5 (khai thông kinh khí khi háng bị lật ra ngoài).

. Khóa Khô Khốc 3 + day ấn Định tử (dẫn máu lên hángkhi chân mềm yếu).

LIỆT VÙNG HÁNG

– Khóa Nhị môn 1,2 + bấm Mộc đoán

– Khóa BH2 + bấm Ngũ Bội1,2

– Khóa Khô Khốc2 + bấm Ngũ Bội2 + TAM TINH4,5 ( Thêm TAM TINH4,5 là có người gân cơ cứng lại)

– Khóa Khô Khốc3 + Bấm Định tử

RỐI LOẠN KHỚP HÁNG

  • Khớp háng dạng ra: Khu phong 1(9 cái) + Khóa BH1
  • Khớp háng khép vào:Khu phong 2(9 cái x 2) + Khóa BH1
  • Khó duỗi chân ra :Khóa BH1 + Kheo 3 + bấm Khô Thốn
  • Khó nâng chân lên:Khóa Khô Khốc2 + bấm Định tử

– Khóa BH1+ day Xích thốn1(9 cái)

+ Day tiếp Xích thốn 2 (9 cái).

– Khóa Khu trung + Bấm Khô lân

– Bệnh nhân bị tai biến ta: khóa Khô Khốc1+ bấm Ngũ Bội4 ( đầu gối sẽ lên xuống hoặc tự xoay)

(Muốn cho chân đứng im thì ta đập tay vào BH1)

ĐỊNH TỬ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Khớp 1 ngón chân thứ 5 (ngón út) lên 3 thốn (4 ngang ngón tay), tại chỗ giao nhau của 2 khe xương ngón 4 và 5.

MỘC ĐOÁN – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Khe đốt sống lưng 6 – 7 (D6 – D7) ngang ra cách mỏm dưới xương bả vai 2 khoát.

NHỊ MÔN – VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt.

– GP : Dưới huyệt là gân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống cùng 1 – 4, xương cùng.

KHU PHONG – VT : Ngồi thõng chân, khi nghiêng chân, tại mé lồi cầu ngoài xương đùi, có vùng lõm, trên giữa rãnh phần cuối cơ 4 đầu đùi và cơ 2 đầu đùi (tại bó gân của nhóm cơ đùi sau – ngoài gân cơ 2 đầu đùi). Đây là huyệt Khu phong chính được coi là số 1, từ huyệt này đo thẳng lên 1 khoát là Khu phong 2, lên thêm 1 khoát nữa là Khu phong 3.

KHU TRUNG – VT : Cạnh phía trong gai chậu trước, bên Trái (bên phải cùng vị trí là huyệt Khu chè).

KHÔ LÂN – VT : Tại 1/ 3 phía dưới – trước ngoài xương đùi, trong khe của cân đùi và cơ 2 đầu đùi, thẳng đầu ngoài xương bánh chè lên 4 thốn (5 khoát).

KHOEO – VT : Tại vùng nhượng (nếp gấp) sau chân. Có 3 điểm :

. Khoeo 1: Từ giữa nếp nhượng chân xuống 1 khoát.

. Khoeo 2 : Ngay giữa nếp nhượng chân.

. Khoeo 3: Giữa nếp nhượng chân lên 1 khoát.

XÍCH THỐN – VT : Có 2 huyệt Xích thốn:

Xích thốn 1: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 3 thốn (4 khoát).

Hoặc đặt giữa lòng bàn tay vào đỉnh nhọn xương bánh chè, úp các ngón tay vào đùi trên, ngón tay giữa chạm vào đùi ở đâu, đó là huyệt.

Xích thốn 2: Giữa đỉnh xương bánh chè (Bí huyền 1) lên 6 thốn (8 khoát) [Xích thốn 1 lên 3 thốn).

KHÔ THỐN – VT : Đỉnh mào chậu xuống 4 khoát (dưới huyệt Khiên thế 2 khoát ), hơi xéo vào trong.

BÍ HUYỀN

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa đau thần kinh tọa bằng Thập chỉ đạo (Phần 19)
15 Сентября 2015

Đau thần kinh tọa

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Hiện nay, gọi là Đau dây thần kinh hông to.

Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng 5 (L5) và cùng 1 (S1) với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông”.

Dây thần kinh hông đau là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh hông (đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị), do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh.

Triệu chứng

Triệu chứng chức năng: nổi bật nhất là triệu chứng đau. Thường bắt đầu bằng đau ở lưng, sau đó đau ở dây thần kinh hông. Thường do một gắng sức như cúi xuống để bốc vác một vật nặng, bỗng nhiên thấy đau nhói ở thắt lưng làm cho phải ngừng việc. Ít giờ sau hoặc ít ngày sau lưng tiếp tục đau, đau tăng lên và lan xuống mông, chân, theo đường đi của dây thần kinh hông.

Bệnh có liên hệ với đường kinh Ngũ bội 4, 5

Bảng Phân Chia Mức Độ Nặng Nhẹ

của Đau Dây Thần Kinh Hông

Triệu chứng Nặng : Rất đau, có vẹo cột sống, Vận động Không cúi được, chân không duỗi thẳng được, ngồi đứng khó khăn

Triệu chứng Vừa : Đau Mạnh, có thể vẹo cột sống, Không ngồi đứng lâu được. Không làm việc hằng ngày được

Triệu chứng Nhẹ : Đau nhẹ, không vẹo cột sống. Vận động không bị hạn chế. Làm việc được.

. Phác đồ điều trị

. Khai thông đường kinh Ngũ bội 4,5.

. Khóa Khô khốc 3 + bấm Ngũ bội 4,5 chân (Khai thông kinh khí).

Thông kinh khí vùng thắt lưng (nơi phát xuất của dây thần kinh tọa) : Khóa huyệt Nhị môn 2 + bấm huyệt Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp, Mạnh công, Tân khương…

. Kết hợp khóa huyệt Kim quy + bấm Nhất thốn (huyệt đặc hiệu trị thần kinh tọa đau).

Chú ý: Cho bệnh nhân nằm nghiêng, tay trái thầy thuốc khóa huyệt Nhị môn 1, tay phải nắm lấy đầu gối bên đau, lật chân người bệnh qua lại khoảng 10 lần.

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa với huyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

KHƯ HỢP: VT : Khớp (khe) đốt sống thắt lưng 2 – 3 (L2 – 3) ra ngang 1 khoát.

MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 – L2) ra ngang 2 khoát

CHU CỐT: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – D3).

TÂN KHƯƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong cơ mông to.


NHỊ MÔN
: VT : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt

 

KIM QUY: Từ khớp 1ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân1cm, hơi chếch về phía ngoài ngón5.

NHẤT THỐN – VT : Đỉnh mắt cá chân trong xuống 3 thốn (4 khoát), ra sau 1 khoát. Trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân (giữa đường thẳng nối từ bờ gân gót đến ngón chân cái).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo Điều trị di chứng liệt (Phần 18)
15 Сентября 2015

Điều trị di chứng liệt

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

TIẾN TRÌNH ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT

  • Phục hồi vùng cổ ( cổ cứng thì mới ngồi thẳng được) : Bấm 2 tuần
  • Phục hồi lưng ( lưng cứng thì mới đứng thẳng được): 2 đến 3 tuần
  • Phục hồi tứ chi ( tay chân phục hồi thì đi lại được) : 6 tháng

– Cần phải làm thứ tự từng phần một thì mới khỏi bệnh được.

* Bên trái gồm Can, Tâm ( Thiếu dương, Thái dương)

* Bên phải gồm Phế, Thận ( Thiếu âm , Thái âm)

* Bán cầu não bên trái bị tổn thương thì sẽ liệt nửa người bên phải

* Bán cầu não bên phải bị tổn thương thì sẽ liệt nửa người bên trái

– Y học hiện đại chia thành 2 dạng liệt : – Liệt thể co cứng :( thuộc Can – chủ gân cơ): bơm máu nhiều hơn ( vì can tàng huyết) – Liệt thể mềm ( thuộc Phế – chủ khí): cần tăng cường kinh khí

– Tay bao giờ cũng phục hồi chậm hơn.

– Kích thích bên lành (không liệt) để chuyển kinh khí qua bên liệt, giúp bên liệt phục hồi nhanh hơn.

– Những phần bị teo nên dẫn máu đến nuôi các phần đó, để gân cơ mau phục hồi.

NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆT

Làm mạnh cổ: – Dùng Tố ngư làm chính. Tố ngư nằm ở đốt sống 3 và 4, đi ngang ra 4 khoát.

– Khóa Tố ngư + bấm Xàng lâm ,Cô thế, Ung hương (vùng gáy)

– Khóa Tố ngư + bấm huyệt Mạnh công, Tân khương, Túc lý, Ung môn

( Các huyệt vùng lưng dưới bấm trước, vùng lưng trên và cổ bấm sau)

– Nếu bên âm thì khóa Túc kinh + bấm các huyệt trên.

– Khóa Tố ngư + bấm Túc lý và ngược lại Khóa Túc lý bấm Tố ngư.

– Nếu không dùng Tố ngư thì có thể dùng Lâm quang thay thế :

– Khóa Lâm quang + bấm Mạnh công, Tân khương, Túc lý, Ung môn

  • Làm mạnh lưng:Lấy Mạnh công làm chính ( vừa mạnh chân và lưng)

– Khóa Tố ngư + bấm Mạnh công, Túc lý, Khư hợp, Ung môn

  • Làm mạnh xương cùng: – Khóa Nhị môn 1 + bấm Tân khương + bấm huyệt cục bộ

( Nhị môn 2, 3, 4 – không khóa)

  • Khóa Nhị môn 1thì chạy xuống xương cùng, Khóa Nhị môn 2 thì lại chạy lên ngang eo lưng ,

Khóa Nhị môn 3 thì chạy lên lưng trên, Khóa Nhị môn 4 thì lên vùng cổ gáy.

Huyệt Nhị môn vừa có tác dụng huyệt, vừa có tác dụng khóa. Khi là huyệt thì có tác dụng ngay tại chỗ

Chú ý: Quá trình liệt thường diễn ra từ dưới lên trên: Chân – Lưng – Cổ. Khi chữa bệnh sẽ theo chiều từ trên xuống dưới: Cổ – Lưng – Chân. Cơ chế liệt cũng sẽ chia thành 2 phần: Tại nơi liệt do máu không tới được thường gây nên sự co cứng gân cơ hoặc teo gân cơ, chúng ta cần kích thích để khí huyết tới được những vùng này. Phần 2 là sự ảnh hưởng của não bộ, trên não sẽ có những phần khí huyết không đến được, những phần kém hoạt động hoặc hư hỏng trên não, thường là những vùng liên quan đến sự điều khiển của các cơ quan bị liệt. Vì thế trong phần bấm huyệt và xoa bóp ta cần tập trung hít khí lên não, đồng thời kết thúc buổi bấm huyệt ta bổ sung thêm phần bơm huyết lên đầu thì khả năng phục hồi bệnh sẽ nhanh hơn rất nhiều.

CỘT SỐNG LƯNG

+ Khóa Khiên thế + bấm Nhị môn hoặc ngược lại đều có tác dụng làm chân cứng, cột sống lưng cứng lên

1- Vùng Cột sống cổ : Khóa Nhị môn 4 + bấm Chu cốt, Khư hợp, Á mô, Khắc thế, Mạnh công, Tân khương ..

. Hoặc khóa Túc kinh, Tố ngư, Lâm quang + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp.

2– Vùng Cột sống lưng : Khóa Nhị môn 3 + bấm Chu cốt, Á mô, Khắc thế, Khư hợp, Mạnh công, Tân khương ..

3- Vùng Thắt lưng L1 – L4 : Khóa Nhị môn2 + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp,Mạnh công,Tân khương

4– Vùng Xương cụt S1 – S4 : Khóa Nhị môn1 + bấm Á mô, Chu cốt, Khắc thế, Khư hợp,Mạnh công,Tân khương

Ngoài ra có thể phối hợp :

. Khóa Khô Khốc 2 + bấm Ngũ Bội 1 và 2 chân có tác dụng lên vùng lưng (D1-D12) và thắt lưng (L1-L5).

. Khóa Khô Khốc 3 + bấm Ngũ Bội 4, 5 chân tác dụng lên vùng xương cụt (S1-S4).

NHỊ MÔN: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại 8 chỗ lõm (lỗ cùng) 2 bên xương cụt

KHIÊN THẾ

– Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh mào chậu xuống 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào đường nếp háng. Hoặc xác định điểm cao nhất của xương mào chậu và mấu chuyển lớn xương đùi, huyệt ở giữa đường thẳng nối 2 điểm này

– CB : Khóa huyệt Khiên thế + bấm huyệt Nhị môn hoặc khóa huyệt Nhị môn bấm huyệt Khiên thế đều có tác dụn g làm cho chân cứng, cột sống lưng được cứng lên

UNG MÔN: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 – L4) ra ngang 2 khoát

TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra ngang 2 khoát

KHƯ HỢP: VT : Khớp (khe) đốt sống thắt lưng 2 – 3 (L2 – 3) ra ngang 1 khoát.

MẠNH CÔNG: VT : Tại khe đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1 – L2) ra ngang 2 khoát

TÂN KHƯƠNG: VT : Tại khe giữa xương cùng 1-2 ngang ra 4 khoát, ở bờ trong cơ mông to.

LÂM QUANG: VT : Khe đốt sống lưng 4 – 5 (D4 – D5) ra ngang 4 khoát, sát xương bả vai.

TÚC KINH: VT: Tại khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – 3) ra ngang 2 bên 4 khoát, sát bờ xương vai.

TỐ NGƯ: VT : Khe đốt sống lưng 3 và 4 (D3 – D4) ra ngang 4 khoát, sát dưới xương bả vai. Ngay dưới huyệt Túc kinh

CHU CỐT: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng 2 và 3 (D2 – D3).

XÀNG LÂM: Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 – C3).

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa với

huyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

KIM Ô: Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

KIM QUY: Từ khớp 1ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân1cm, hơi chếch về phía ngoài ngón5.

CHÍ TÔN: Tại chỗ lõm giữa rãnh môi cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường thẳng giữa cằm.

ĐẮC CHUNG: Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

CÔ THẾ– VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Điều trị đau lưng bằng Thập chỉ đạo (Phần 17)
15 Сентября 2015

Đau lưng

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Ngoài ra có nhiều bệnh cũng gây ra đau lưng. Vùng thắt lưng là phủ của thận, nên nó liên quan mật thiết với thận. Nguyên tắc bấm trị là khai thông kinh khí vùng đau bằng các huyệt theo kinh và tại vùng đau. Bệnh lý liên quan nhiều đến đường kinh Ngũ Bội chân và tay, nhưng Ngũ Bội 5 chân ảnh hưởng mạnh hơn.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

. Khai thông

. Khóa Khô Khốc 3 + bấm Ngũ Bội 5 chân

. Khóa Khô Khốc 3 + bấm Khô lưu (huyệt đặc hiệu trị lưng đau).

. Thêm huyệt Túc lý, Ung môn, Mạnh đăng (là các huyệt ở vùng đau để thông kinh hoạt lạc, giảm đau).

Chú ý: Đau lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do gân cơ, cơ bắp gây ra, nhưng cũng có thể do tạng phủ gây, để giảm đau nhanh ta tìm những điểm đau trên cột sống và 2 dải cơ bên cột sống để xoa bóp.

KHÔ LƯU: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ đỉnh giữa mắt cá chân trong đến đầu bờ trong ngón chân cái, chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 tính từ gót chân

UNG MÔN: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại khe đốt sống thắt lưng 3 và 4 (L3 – L4) ra ngang 2 khoát

TÚC LÝ: VT : Tại giữa khe đốt sống lưng thứ 12 (D12) và thắt lưng 1 (L1) ra ngang 2 khoát.

MẠNH ĐĂNG: Mé trong – dưới xương bánh chè (BH 7 hoặc 8) xuống 2 thốn (3 khoát), chếch sát vào xương chầy (dưới Xích tuế 1 khoát).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa cụp lưng, Vẹo lưng bằng Thập chỉ đạo (Phần 16)
15 Сентября 2015

Cụp lưng, Vẹo lưng

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

CỤP LƯNG

Nguyên nhân: Do lao động quá sức như: khuân vác nặng, chạy nhảy nhiều, cúi lên, cúi xuống nhiều .. sức nặng dồn lên xương, xương ép vào lớp sụn, rồi bị một sức năng đột ngột như ráng sức nhấc một vật năng… lớp ngoài của sụn bị bể, nhân sụn lòi ra làm cụp xương sống rất đau. Cụp lưng dẫn tới thoát vị đĩa đệm

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

  • Khai thông
  • Khóa Khô Khốc2 + Achille + bấm Ngũ Bội chân theo thứ tự 1,4,5 rồi 2, bấm ở điểm cách khớp lóng ngón – bàn chân khoảng 1 khoát.

– Ngũ Bội1 tác động vào cột sống, Ngũ Bội 4,5 đi vào 2 bên cơ cột sống, Ngũ Bội2 đi trên mặt ngoài cột sống, ngay tại điểm bị cụp lưng. Sau khi bấm mà lưng bị lệch, bị đau: Bà Lịch có phương pháp rút dù : Nắm lấy Khô Khốc2 và Khô Khốc2 của mắt cá đối diện qua cổ chân, dùng 2 ngón tay cái day đẩy Khô Khốc2: 1 bên kéo xuống, 1 bên đẩy lên, làm 3 lần. Tùy

Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo lệch ( đau vẹo lưng qua bên nào), mà chọn cách đẩy lên hoặc rút xuống. Theo nguyên tắc trả quân bình cho phần cơ bị lệch do đau.

Trở lại bấm Ngũ Bội 1,4,5 rồi 2 như trước.

Chú ý: Để bệnh khỏi nhanh hơn ta cần kết hợp thêm xoa bóp. Tập trung vào phần cột sống và dải cơ 2 bên cột sống, điểm nào ấn vào thấy đau thì tập trung làm điểm đó, cần chú ý hướng ấn vào thấy đau nhất.

VẸO LƯNG

– Hiện tượng chim cánh cụt: là chỉ vẹo vai và đi bị lệch 1 bên vai.

  • Nếu bệnh nhân vẹo bên trái: Khóa Khô Khốc3 + bấm Án cốt (phải). Nhớ bấm ngược chiều với chỗ vẹo
  • Nếu bệnh nhân vẹo bên phải : nếu ta bấm bên trái sẽ chạy vào tim, nên ta làm cách khác: Bấm móc Hồi sinh thân thể ( bên phải), còn một ngón úp vào bờ xương bả vai phần cao nhất.

Thời gian chữa sẽ lâu, ít nhất là 1 tháng rưỡi – 3 tháng.

Chú ý: Kết hợp thêm xoa bóp bệnh sẽ khỏi nhanh hơn rất nhiều. Tập trung vào phần cột sống và dải cơ 2 bên cột sống, ở đoạn nào cong thì ta đẩy theo hướng cho nó thẳng lại, cần chú ý những đoạn đẩy vào mà cảm thấy đau nhất.

HỒI SINH CƠ THỂ: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Đỉnh nếp nách sau xuống 3 khoát (huyệt số 1), xuống thêm 1 khoát (huyệt số 2), xuống tiếp 1 khoát(huyệt số 3).

ÁN CỐT: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Tại đỉnh góc trên – trước mắt cá chân trong lên 4 khoát

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa điếc (Phần 15)
15 Сентября 2015

Điếc

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Nguyên nhân: – Điếc có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Điếc do mắc phải có nhiều nguyên nhân. Tìm được nguyên nhân mới có khả quan chữa được.

– Điếc bẩm sinh thường kèm cảm và rối loạn cấu tạo tai, rất khó trị.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

Khai thông: – Khóa Hổ Khẩu + Ngũ Bội5 (thông kinh khí)

  • Khóa NHÂN TAM1 + bấm gốc móng ngón 5 (thông khí ở tai)
  • Khóa Khô Khốc3 + gân gót, Ngũ Bội5 (thông kinh khí)

Thông thận khí ở tai

  • Khóa Khô Khốc3 + day huyệt Đối nhãn, Mạnh tuế( 2 huyệt đặc hiệu trị điếc)
  • Khóa Hổ Khẩu + bấm Khô lạc 1 (khai thông động mạch cảnh dẫn lên tai)
  • Khóa Ngũ Bội 1 (trái) + day cùng lúc Trung nhĩ, Mạnh nhĩ, Mạnh án, Khô ngu (khai thông kinh khí cục bộ quanh tai).

– Nếu chữa bệnh nhân vừa câm vừa điếc thì ta luân phiên từng ngày chữa câm và điếc.

KHÔ NGU:Tại chỗ bám bờ ngoài cơ ức đòn chũm, tiếp giáp với mí xương chẩm ở phía cổ bên Trái.

MẠNH TUẾ: Tại giữa cung gò má bên Phải, thẳng thái dương xuống, giữađường nối đỉnh caoxương gò má với điểm giữa bình tai.

ĐỐI NHÃN: Khớp 2 ngón chân cái lên 1 khoát, thẳng gân giữa ngón lên.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa Lưỡi lệch 1 bên, Lưỡi thụt vào, Lưỡi thè dài (Phần 14)
15 Сентября 2015

Lưỡi lệch 1 bên, Lưỡi thụt vào, Lưỡi thè dài

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Lưỡi lệch 1 bên

– Khóa Hổ Khẩu + day Thái lâu (hướng lên)

– Khóa Ngũ BộiT1 + day Thái lâu (hướng lên)

Lưỡi thụt vào

(do thiếu máu không nuôi được lưỡi)

– Khóa Cao thống + day Khô lạc 1, Chí tôn, Đắc chung

(Bấm Đắc chung ngón giữa khóa dưới cằm còn ngón cái thì day)

– Day Á mô, Khắc thế, bấm Kim quy.

Lưỡi thè dài

– Bấm Thái lâu + Kim quy. (Khóa Kim quy + bấm Thái lâu, sau đó Khóa Thái lâu + bấm Kim quy)

– Theo thầy Tân: Khóa Thái lâu + bấm Kim ô, sau đó khóa Kim ô + bấm Thái lâu, có tác dụng hay hơn huyệt Kim quy

THÁI LÂU: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt.

  • GP:Dưới huyệt là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 2.

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

CHÍ TÔN: Tại chỗ lõm giữa rãnh môi – cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường thẳng giữa cằm.

ĐẮC CHUNG: Tại góc xương hàm dưới, phía trên, sát chân hàm răng.

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa với huyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

KIM Ô: Lấy điểm đỉnh của cơ delta, kéo vào bên trong, gặp cơ nhị đầu ở đâu, đó là huyệt.

KIM QUY: Từ khớp 1 ngón chân thứ 5 đo lên phía mu chân 1cm, hơi chếch về phía ngoài ngón 5

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị câm điếc do chấn thương, Do môi vểnh (Phần 13)
15 Сентября 2015

Câm điếc do chấn thương, Do môi vểnh

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

CÂM ĐIẾC DO CHÂN THƯƠNG

Khi ngã đập đầu gây chấn thương không nói và không nghe được. Trường hợp này có thể chữa được.

  • Khai thông toàn thân.
  • Khai thông kinh khí : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ BộiT2
  • Khóa Hổ Khẩu + bật Dương hữu.
  • Khóa Hổ Khẩu + bóp Tứ thế.
  • Khóa Hổ Khẩu + Bấm Khung côn ( Huyệt đặc trị chữa câm)
  • Khóa Khô Khốc3 + điểm móc Khô lưu ( Huyệt đặc trị chữa câm)
  • Không nói được số 4: Khóa Khung côn + bấm Trạch đoán (Tay phải)
  • Không nói được số 7: Khóa Khung côn + bấm Thủ mạnhvà

Khóa Thủ mạnh + bấm Khung côn (Tay phải)

CÂM ĐIẾC DO MÔI VỂNH

  • Khai thông toàn thân
  • Khai thông kinh khí : Khóa Hổ Khẩu + Ngũ BộiT1, 2)
  • Day Á mô.
  • Khóa Hổ Khẩu + bấm Khắc thế
  • Khóa Khô Khốc3 + bấm Khô lưu

TỨ THẾ: Từ mỏm vai xuống khuỷn tay chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt

DƯƠNG HỮU: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

KHUNG CÔN: Từ chỗ lõm nhất của lằn cổ tay thẳng xuống bàn tay 1 khoát.(Giao điểm với ngón cái đi xuống)

KHÔ LƯU: Từ đỉnh giữa mắt cá chân trong đến đầu bờ trong ngón chân cái, chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 tính từ gót chân

THỦ MẠNH: Nằm tại điểm giữa của đường nối mép nách và đỉnh bờ vai phía trước.

TRẠCH ĐOÁN: – VT : Tại sát cạnh dưới lồi cầu trong xương cánh tay, bên Trái.

Á MÔ: Tại giao điểm của kẽ liên sườn 9 và 10 với đường nách sau (đối xứng qua đường nách giữa vớihuyệt Tam giác ở đường nách trước)

KHẮC THẾ: Tại kẽ liên sườn 10 – 11 với đường nách sau. (Đối xứng với huyệt Chí ngư qua hố nách ở đường nách sau)

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa câm bẩm sinh bằng Thập chỉ đạo (Phần 12)
15 Сентября 2015

CÂM DO BẨM SINH

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Câm bẩm sinh không có hạch đàm

. Khai thông (toàn thân, kinh lạc).

– Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2 ( khai thông đường kinh vào cổ).

– Day bóp Tứ thế.

– Khóa Ngũ Bội1 +bấm và day Khô lạc 1

– Vuốt và day dọc vùng cơ ức – đòn – chũm (từ trên xuống).

Câm bẩm sinh có hạch đàm

  • Khai thông toàn thân
  • Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ BộiT2 ( Ngũ BộiT2Thông kinh vùng cơ cổ)
  • Khóa Hổ Khẩu + bật huyệt Dương hữu
  • Khóa Khô Khốc2 + day Ngũ BộiC2,4,5 lóng 3 từ 5 – 10 lần (đi vào khiếu).

( Khô Khốc2 khí lên đầu, Ngũ BộiC2 vào mồm, Ngũ BộiC5 vào tai (câm hay đi với điếc)

  • Chữa tan đờm:- Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ đoán

– Khóa Hổ Khẩu + bấm Mạnh đới

– Khóa Hổ Khẩu + bấm Khôi thế

-Sau khi chữa đờm xong thì ta lại chữa giống như không hạch đờm

TỨ THẾ: Từ mỏm vai xuống khuỷn tay chia làm 4 phần bằng nhau, đó là 4 vùng huyệt

KHÔ LẠC 1: Ngay dưới góc hàm, phía bên phải.

DƯƠNG HỮU: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát.

NGŨ ĐOÁN: Chỗ lõm lằn chỉ cổ tay trong (ngón tay 5) lên 4 khoát, chếch vào phía trong 1 khoát, sát gân cơ bàn tay

MẠNH ĐỚI: Mặt ngoài khuỷn tay, phía trên lồi cầu ngoài xương cánh tay lên 2 khoát, sát gần đầu cơ 2 đầu. (Đối diện Khôi thế) Huyệt ở 2 bên mặt ngoài và mặt trong cơ 2 đầu.

KHÔI THẾ: Mặt trong khủy tay, phía trên lồi cầu trong xương cánh tay lên 2 khoát, hơi xéo vào phía trong, sát gần đầu cơ 2 đầu. (đối diện với huyệt Mạnh đới, cùng Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo nhưng ở mặt ngoài cánh tay).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị bí tiểu, bí đại tiện (Phần 11)
15 Сентября 2015

Bí tiểu, Bí đại tiện

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BÍ TIỂU

Trường hợp 1: Có nước tiểu mà không xuống được.

Trường hợp 2: là không có nước tiểu cũng dẫn đến bí tiểu.

Khi bàng quang có khoảng 200mml nước thì sẽ báo động buồn tiểu.

Khi tiểu có 2 loại khóa, có khi khóa 1 mở nhưng khóa 2 lại không mở.

Trường hợp 3: là bị sỏi đường tiểu, nó chặn ngang đường thoát tiểu.

Trường hợp 4: thường xẩy ra người lớn tuổi bị Phì đại tiền liệt tuyến.

Giai đoạn 1: đi tiểu nhiều lần nhưng nước ít. Giai đoạn 2: đi tiểu ít. Giai đoạn 3: bí tiểu do tiền liệt tuyến xưng to đè chặt lên đường tiểu. Hết cách chữa, chỉ còn giải phẫu, cắt bỏ tiền liệt tuyến

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

  • Khai thông kinh lạc– Ổn định thần kinh – Ổn định tim mạch.

Chân phải: Khóa Khô Khốc2 + bấm Ngũ Bội2, lóng 3 ( sát bàn chân ).

Chân trái : Khóa Khô Khốc2 + bấm Ngũ Bội2, lóng 3

Chân phải: Ngón cái tay trái Khóa Bí huyền1, dùng ngón 2,3,4 tay phải khóa Kheo và day 9 cái 2 lần.

Chân trái: Dùng ngón tay 1 tay phải khóa Bí huyền 1, ngón 3,4,5 khóa kheo, tay trái ngón 1 khóa BH1, ngón 2,3,4, day nhẹ đều ( giống như xoay tròn) vùng gân Tả hậu môn 9 cái 2 lần, sau đó dùng ngón 2 day huyệt Mạnh qua 6 cái, rồi hất ngón tay lên.

Nếu bệnh nhân đi tiểu khó hoặc ít thì dùng ngón cái bấm vào BH7 hoặc BH8 rồi đẩy ngón tay vòng qua đầu gối lên tận huyệt Mạnh qua thì nước tiểu ra nhiều. Còn muốn ra ít nước tiểu hơn thì làm ngược lại, đặt ngón tay từ Mạnh qua đẩy ngược về BH7 hoặc BH8.

ĐI TIỂU DẮT : Khóa Khô Khốc2 + bấm Ngũ Bội5, Ngũ Bội2.Bấm Ngũ Bội là vùng giáp ngón chân và bàn chân ( đốt 3).

Khi bấm bẻ ngược ngón chân lên để day, day vào đốt 1, muốn mạnh hơn nữa thì bật ngang.

ĐẠI TIỆN BÍ ( Táo bón)

Nguyên nhân: do trường vị có táo nhiệt, khí trệ, hoặc do khí huyết suy yếu

Bệnh có liên hệ với đường kinh Ngũ Bội 2.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo ( Mạnh qua, Ngũ thốn 2 là 2 huyệt đặc trị )

– Khai thông

– Khóa Hổ Khẩu + bấm Ngũ Bội 2.( Khai thông kinh khí)

– Khóa Khô Khốc 3 + Ngũ Bội 2. ( Thông kinh khí)

– Khóa Khô Khốc 2 + day Ngũ thốn 2 ( làm 20, 30 lần rồi day tròn 3, 4 lần và đẩy lên 1 cái, làm 4,5 lần như vậy)


– Ngón cái đặt ở dưới xương bánh chè ngang BH7,8, các ngón còn lại bóp vào khuỷn đầu gối, ngón cái vuốt vòng qua đầu gối tới huyệt Mạnh qua rồi hất ra 1 cái, làm 10 lần (Kích thích nhu động ruột)

– Làm ở chân trái nó sẽ chạy lên trực tràng mạnh hơn ( Vì trực tràng bên trái), nên nhớ phải làm trước, trái làm sau. Giữa táo bón và tiêu chảy là ngược nhau, cho nên với táo bón thì đẩy lên Mạnh qua, nhưng với tiêu chảy thì lại từ Mạnh qua đẩy xuống dưới xương bánh chè, nó lại ngăn cản đi cầu.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Chữa viêm xoang mũi bằng Thập chỉ đạo (Phần 10)
15 Сентября 2015

Viêm xoang mũi

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Xoang mặt gồm 5 đôi: – Nhóm xoang trước: Xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước.

+ Nhóm xoang sau: Xoang sàng sau và xoang bướm.

Nguyên nhân: Theo YHHĐDo viêm mũi,

Do răng: thường do răng số 5 và 6 hàm trên (viêm xoang hàm).

Do chấn thương: mảnh bom, đạn.

. Cũng có thể do cơ thể suy nhược và một số bệnh mạn tinh gây nên.

Theo YHCT : Viêm xoang dị ứng. Viêm xoang cấp và mãn tính.

Triệu chứng

* Đau vùng má, dưới hố mắt: xoang hàm.

* Đau góc trong, trên hố mắt: xoang sàng.

* Đau trước trán, phía trên lông mày : xoang trán.

. Đau đầu:

+ Đau vùng thái dương trước trán: xoang trước viêm.

+ Đau vùng đỉnh đầu, chẩm: xoang sau viêm.

. Chảy nước mũi: xì mũi liên tục (viêm xoang trước) hoặc phải khịt đờm xuống họng (viêm xoang sau).

. Nghẹt một hoặc cả hai bên mũi. Khứu giác có thể giảm. Đây là loại bệnh khó trị.

Bệnh liên hệ với đường kinh 1 (Phế – Phế khai khiếu ở mũi).

Đường kinh 2 (Tỳ), dựa theo đường vận hành của đường kinh

– Ung hương ở giữa C4,C5, huyệt Trụ cột ở ngay giữa C6, C7. Cúi đầu xuống chỗ nào cao nhất là C7, càng lên cao trên gáy số càng nhỏ. ( Ung là mùi thối ở bệnh viên xoang, hương là mùi – dẫn mùi thơm từ nơi khác vào làm nó hết thối).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo chữa tay không đưa ra đằng trước được, đằng sau được (Phần 9)
15 Сентября 2015

Tay không đưa ra đằng trước được, đằng sau được

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

Tay không giơ ra trước được:(Bó cơ sau vai bị đau)

  1. Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 4,5
  2. Khóa móng Ngũ Bội4,5 + bấm khớp 3 của Ngũ Bội4,5
  3. Khóa Hổ Khẩu + Bấm Hồi sinh thân thể, Đô kinh
  4. Khóa Bạch lâm + day Khương thế và Khóa Khương thế + day Bạch lâm
  5. Day cả Bạch lâm và Khương thế cùng lúc

Tay không giơ ra sau được: ( Bó cơ trước vai bị đau)

  1. Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 1,2
  2. Khóa móng Ngũ Bội1,2 + bấm khớp 3 của Ngũ Bội1,2
  3. Khóa Hổ Khẩu + Bấm Thái lâu, Ấn suốt , Thủ mạnh

– Khi đã liệt vai nhiều khi bệnh nhân không giơ tay lên được, không đưa tay ra trước được, không giơ tay ra sau được. Ta cần nhớ nguyên tắc: không nâng tay lên được là do

khớp giữa vai, đưa tay ra trước không được là do bó cơ sau vai, đưa tay ra đằng sau không được là do bó cơ đằng trước. Như vậy sau khi đã thông khí, bơm máu thì ta chỉ cần giải quyết các bó cơ, những huyệt ở những vùng các bó cơ đó.

VD: Giơ tay ra trước không được là do bó cơ sau vai. Ở bó cơ sau vai ta có huyệt Đô kinh, vấn đề là bấm bao nhiêu cái. Nếu bệnh nhân bị bệnh thật thì có khi bấm vào huyệt này thấy rất đau và cứng, thì ta hiểu là nơi đó đang bị ứ máu ( tắc máu). Một tay áp lên bờ vai, còn ngón cái day huyệt vòng tròn 6 cái ( tả). Nhưng nếu sờ vào huyệt Đô kinh lại thấy mềm và lõm thì ta day 9 cái ( bổ) đưa khí vào ( nó mềm là vì không có khí). Tiếp theo bấm huyệt Bạch lâm, Khương thế hoặc quanh vùng đó có huyệt Mạnh kinh, Án kinh. Cả nhóm huyệt này sẽ làm mềm cơ vai phía đằng sau thì bệnh nhân sẽ cử động được cánh tay ở phía trước.

Bây giờ tay đưa ra đằng sau không được thì khối cơ phía trước gồm huyệt Thái lâu, Ấn suốt, Thủ mạnh. Tương tự bấm vào mềm xèo là không có khí thì cần bổ ( 9 cái xoay theo chiều kim đồng hồ), còn ấn vào cứng và đau là ứ máu thí cần tả ( 6 cái xoay ngược chiều kim đồng hồ)

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị Xệ vai, tay không giơ cao được (Phần 8)
15 Сентября 2015

Xệ vai, tay không giơ cao được 

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

  1. Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 1,2,3,4,5
  2. Khóa móng Ngũ Bội2,3 + bấm khớp 3 của Ngũ Bội2,3
  3. Khóa Hổ Khẩu + Bấm Thủ mạnh, Thái lâu, Ấn suốt.
  4. Khóa Hổ Khẩu + Day lên 2 huyệt Lương tuyền, sau đó day tiếp 2 huyệt Giác quan

(dùng 2 ngón cái đẩy cùng lúc 2 huyệt 2 bên, có thể kẹp 2 đùi để khóa Hổ Khẩu)

TAY KHÔNG GIƠ CAO ĐƯỢC

  1. Khai thông kinh khí
  2. Khóa Hổ Khẩu + bấm Thái lâu, Ấn suốt
  3. Khóa móng + bấm khớp 3 của Ngũ Bội1,2,3,4,5, sau đó tăng cường Ngũ Bội2,3

THỦ MẠNH:Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Cách mép nếp đỉnh nách trước 2 khoát, tại chỗ lõm hơi xéo về phía cơ Delta

(giữa đầu nếp nách và đỉnh vai trong), bên Phải. Tại điểm giữa lồi cao bờ trong xương vai với đỉnh nếp nách trong.

THÁI LÂU: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta

ẤN SUỐT: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Từ đỉnh xương đòn, theo rãnh cơ Delta xuống 4 khoát ( Từ Thái lâu xuống 1 khoát).

LƯỠNG TUYỀN:Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo: Tại điểm giữa cơ Delta, huyệt ở sát 2 bên điểm giữa này(trên huyệt Giác quan 2 khoát ).

GIÁC QUAN: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Tại đỉnh cuối cơ Delta lên 2 khoát, huyệt ở 2 bên cạnh gân cơ giữa cơ Delta. Dưới huyệt Lưỡng tuyền 2 khoát


Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều trị mắt lé (mắt lác) – Phần 7
15 Сентября 2015

Điều trị Mắt lé (Mắt lác)

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập chỉ đạo của LY Hoàng Duy Tân

Bước 1: Thông khí dẫn huyết: ( Lưu ý: Bấm kỹ Ngón 4 )

Bước 2: Bấm huyệt:

TÁC ĐỘNG Ở TAY : – Khóa móng Ngũ Bội4 + day NHÂN TAM1

– Khóa NHÂN TAM1 + kích móng Ngũ Bội4

TÁC ĐỘNG Ở CHÂN: Lé mắt bên nào thì tác động ở cùng chân bên đó

Nguyên tắc: Day bật tác động ngược chiều với hướng tròng mắt bị lé đẩy ra

Lé vào trong: – Khóa Khô Khốc3 + đè Achile + bấm bật Đối nhãn hướng ra phía ngoài

– Khóa “Khô Khốc giữa”ngoài + Day “Khô Khốc giữa” trong hướng ra phía ngoài

Lé ra ngoài: – Khóa Khô Khốc3 + đè Achille + bấm bật Đối nhãn hướng vào phía trong

– Khóa “Khô Khốc giữa” trong + Day “Khô Khốc giữa” ngoài hướng vào phía trong

Lưu ýMuốn có tác dụng nhanh hơn cho người bị lé mắt đã lâu thì Không khóa Achille:

  • Khóa Khô Khốc3 + bấm bật Đối nhãn ngược chiều lé

Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản

Đối nhãn: Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Khớp 2 ngón chân cáilên 1 khoát, thẳng gân giữa ngón lên.


– Mắt nhìn xuống: Đẩy cùng lúc Khô Khốc trong và ngoài đi lên (9 cái).

– Mắt nhìn lên: Đẩy cùng lúc 2 Khô Khốc xuống (9 cái)

Mắt trợn ngược: Khóa Khô Khốc3 + khóa Achile, bấm huyệt Đối nhãn, kéo xuống về phía móng chân 7 – 10 lần.

Mắt cứ nhìn xuống : Khóa Khô Khốc3 + khóa Achile, bấm huyệt Đối nhãn, đẩy dọc lên hướng mu bàn chân.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập chỉ đạo điều chỉnh huyết áp cao, huyết áp thấp (Phần 6)
15 Сентября 2015

Huyết áp cao, Huyết áp thấp

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân

Huyệt đặc trị huyết áp cao huyết áp thấp của Thập chỉ đạo: Mạch lạc; Mạch tiết

Phân biệt: Huyết áp bình thường 120/80 mmHg ( theo quốc tế) .

Còn 110/70 mmHg ( theo Việt nam)

Được coi là huyết áp cao khi huyết áp tối đa lớn hơn 140mm/Hg và huyết áp tối thiểu hơn 90mm/hg

CƠ CHẾ HẠ HUYẾT ÁP CỦA THẬP CHỈ ĐẠO

1. Khai thông kinh khí

2. Khóa hổ khẩu + Nhân tam 3 + kéo Mạch lạc xuống ( kéo 6 cái – tả).

3. Khóa Khô khốc 1 + đè mạnh Achille + Vuốt Mạch tiết xuống

Chú ý : Phần mạch máu ở ngón cái xuống, lúc khóa Hổ Khẩu  không đè tay lên mạch máu này thì máu mới xuống được. Nếu vì lý do gì đó mà không tác động được ở trên tay mà chỉ làm ở chân thì dùng Khô Khốc 3. ( Khô Khốc 3 dẫn lên trên mạnh hơn )

– Khóa Khô Khốc 3 + đè mạnh Achille + Vuốt Mạch tiết xuống

4. Giải 12 huyệt cơ bản

ĐIỀU HÒA CAO HUYỀT ÁP

Tuy nhiên để điều trị ở định thì ta phải trị Can và Thận:

– Can hỏa vượng : Gây Hoa mắt, Chóng mặt, Đau đầu, Đau sau gáy Dùng Tam tinh 4

– Khóa HK + day Tam tinh 4 tay

– Khóa KK3 + bấm Tam tinh 4 chân

– Thận âm hư: Gây Ù tai Dùng tam tinh 5

– Khóa HK + day Tam tinh 5 tay

– Khóa KK3 + bấm Tam tinh 5 chân

HUYẾT ÁP THẤP

Triệu chứng: Gồm có chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.

Nguyên tắc: Bơm máu lên đầu

Bấm huyệt: – Dùng Mạch lạc và Mạch tiết giống như huyết áp cao nhưng tay không vuốt xuống mà vuốt ngược lên 9 cái

– Dùng Chí thế 4,5 và 1,2 để bơm máu toàn thân rồi dùng các huyệt bơm máu lên đầu .

Lưu ý: Vừa làm vừa theo sát biến chuyển của bệnh nhân:

Nếu thấy mạch đập đều và nhanh lên đến tốc độ trung bình: 70-75 lần/1 phút là được

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Các bước bơm máu lên mặt, đầu, chân, tay của Thập Chỉ Đạo (Phần 5)
15 Сентября 2015

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân

• Khóa HK + bấm Ấn tinh

( Hoặc Khóa NB + Bấm Ấn tinh để lên cụ thể từng khiếu)

Khóa HK + bấm Hoàng ngưu

BƠM MÁU LÊN ĐẦU

1.Khai thông kinh khí :- Khóa móng + Đẩy lóng

2. Bơm máu lên đầu

– Khóa HK + bấm Chí thế 4,5

– Khóa HK + Bấm Đoạt thế ( Khư nai)

* Thêm các huyệt đặc trị

– Khóa HK + bấm Nhật bách

– Khóa HK + bấm Ấn suốt

– Khóa HK + bấm Thái lâu

THẬP CHỈ ĐẠO: BƠM MÁU XUỐNG TAY

-Khai thông kinh khí:Khóa móng+ đẩy lóng

Bơm máu xuống tay

– Khóa HK + Bấm Thái lâu

– Bóp Tứ thế tay

– Khóa HK + bật Dương hữu

– Khóa HK + bật Khô lạc 2

BƠM MÁU Ở CHÂN

1.Khai thông kinh khí: – Khóa móng + đẩy lóng

2. Bơm máu: – Khóa KK giữa + Bấm/đẩy Bí huyền 7-8

Bóp Tứ thế chân

– Bấm/đẩy Đắc quan

– Khóa KK3 (ngoài hoặc trong) + Achile + day Định tử 4-5

Khóa Khô khốc 3 + day Định tử 4,5 Dẫn máu lên vùng háng
Khóa Khô khốc 2 + day Định tử 4,5 Dẫn máu lên vùng đầu gối
Khóa Khô khốc 1+ day Định tử 4,5 Dẫn máu lên vùng cổ chân, bàn chân

NHÓM HUYỆT DẪN MÁU

• Nhật bách:VT: Tại bờ trước, trong mấu chuyển to đầu xương cánh tay .

• Dẫn lên đầu: Tay trái khóa HK, tay phải đè lên đầu vai, 4 ngón còn lại đè chặt mặt sau vai

( khóa), ngón cái đè vào huyệt Nhật bách day nhẹ hướng lên trên.

( Nếu không khóa sau vai thì máu không lên đầu mà ra sau vai hoặc xuống tay)

• Đoạt thế ( Khư nai): VT: Từ 1/3 ngoài xương đòn, xuống 1cm, sát dưới xương đòn, chỗ lõm giữa cơ Delta. -Dẫn máu lên đầu: Khóa HK + day nhẹ Đoạt thế ( day hướng lên trên).

– Khóa NB1,2,3,4,5 + day Đoạt thế thì máu vào các khiếu: mũi, môi, lưỡi, mắt, tai.

• Thái lâu:VT: Từ đỉnh cao xương đòn xuống 3 khoát, đụng vào rãnh cơ Delta là huyệt. – Dẫn máu lên đầu: Cách làm giống Nhật bách, 4 ngón khóa bờ vai, tay trái khóa HK, ngón cái tay phải day ấn Thái lâu lên trên.

Ghi chú: Day ngang có tác dụng bớt đờm.

– Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day Thái lâu móc sâu vào phía vai( không khóa bờ vai)

• Ấn suốt: VT: Từ xương đòn, theo rãnh trong cơ Delta xuống 4 khoát.

• Tác dụng dẫn máu lên đầu và dẫn máu xuống tay làm y hệt như huyệt Thái lâu.

• Ấn tinh: VT: Trên đường nối đốt sống cổ 7 với bờ vai phía sau mỏm cùng vai, lấy điểm giữa rồi hơi nhích vào phía trong một chút. Ở hố trên gai sống xương bả vai.

• Dẫn máu lên mặt: Bấm Ấn tinh + Khóa NB 1, 2, 3, 4, 5 thì máu sẽ dẫn tới các khiếu liên hệ : Mũi, Môi miệng, Lưỡi, Mắt, Tai.

• Hoàng ngưu: – Dẫn máu lên mặt: Khóa HK + Ngón cái giữ chặt bắp thịt, bấu 3 ngón tay còn lại vào giữa hố nách. Ấn vào bóp 1 cái, buông ra lại ấn vào bóp 1 cái, buông ra, làm 5 – 7 lần.

– Dẫn máu xuống tận ngón tay: Khóa HK + bấm Hoàng ngưu, rồi bấm dần từ hố nách xuống đến khuỷn tay, cổ tay.

• Dẫn máu lên mặt: với bệnh nhân thiếu máu hoa mắt, chóng mặt

• Khóa HK + Khóa Nhân tam + bấm Hoàng ngưu 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 để máu lên từ từ.

• Dương hữu: VT: Phía dưới lồi cầu ngoài cẳng tay xuống 3 khoát

– Dẫn máu xuống tay và làm duỗi khuỷn tay bị co cứng: Khóa HK + bật ngang Dương hữu

• Truyền kinh khí sang đối bênKhóa HK + day Dương hữu lên trên .

• Khô lạc 2: VT: Từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷn tay chia làm 3 phần, huyệt ở 1/3 từ khuỷn tay xuống

– Dẫn máu xuống tay: Khóa HK + day ngang Khô lạc 2

• Trị câm do chấn thương: Khóa NB1 + day Khô lạc 2 lên trên.

• Bí huyền 7+ 8: Bơm máu xuống chân: Khóa KK giữa + day ngược lên BH7 +8

Đắc quan: – dẫn máu xuống chân: Không bấm trực tiếp vào huyệt ở chính giữa cổ chân, nhưng day bấm ở 2 bên gần cạnh huyệt.. Day nhẹ và đẩy lên.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập Chỉ Đạo Ổn định tim mạch, thần kinh, chữa ngất (Phần 4)
15 Сентября 2015

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân



Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Ngũ bộ và tam tinh trong Thập Chỉ Đạo (Phần 3)
15 Сентября 2015

Ngũ bộ và tam tinh trong Thập Chỉ Đạo

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân

Hướng vận hành: Từ đầu ngón tay, chân hướng lên ngực và đầu

Tác dụng: Ngũ bội: Tính dương có đặc tính hưng phấn, kích thích. Chủ về gân, cơ

Tam tinh: Tính âm, mang tính ức chế. Chủ về huyết

Tỉnh huyệt: nơi xuất phát các đường kinh

Thập chỉ đạo khai thông tay

Thập chỉ đạo khai thông tay

1. Khai thông tay:

Khai thông kinh khí: bắt đầu từ ngón út, vì làm theo luật tương sinh : Thận, Can, Tâm, Tỳ, Phế. Làm 15 – 20 giây mỗi ngón. Bên phải làm trước sau đó chuyển sang bên trái. Chú ý: Đẩy lóng 3 tác dụng mạnh nhất

* Với người nhậy cảm:

– Đẩy lóng ( Không cần khóa móng)

* Với người thường: – Khóa móng + đẩy lóng

* Với người đẩy lóng không tác dụng: Kích móng ( Bấm kích lên ngay chỗ khóa móng)

· Khai thông nội tạng:

– Khóa Hộ khẩu + đẩy lóng .

– Hoặc Khóa HK + kích móng

(Đối với ngón 3 thuộc về tâm thì ta đẩy lóng và kích móng nhẹ hơn )

KHÓA HỔ KHẨU

Vị trí: Chỗ lõm dưới mỏm trâm trụ và trâm quay.

Khóa hổ khẩu

Khóa hổ khẩu

Nhân Tam: có 3 điểm ở lưng cổ & cẳng tay

– Nhân Tam 1: Chỗ lõm giữa cổ & mu tay – ngang mỏm trâm quay và trâm trụ

– Nhân Tam 2: Trên Nhân Tam 1 khoảng 1 khoát, giữa khe xương quay và xương trụ.

– Nhân tam 3: Trên Nhân Tam 2 khoảng 1 khoát

Khóa nhân tam

Khóa nhân tam 

 2. Khai thông chân

· Khai thông kinh khí: – Khóa móng + đẩy lóng

– Hoặc Kích móng

· Khai thông nội tạng:

– Khóa KK3 + đỡ Achile + đẩy lóng

– Khóa KK3 + đỡ Achile + kích móng

Khóa khô khốc

 

Chân phải: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân ngoài.

Chân trái: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân trong.

Vị trí: Đỉnh giữa mắt cá chân trong và ngoài.

Vị tríSát dọc bờ ngoài và bờ trong gân Achille.

Móc Achile có một khoảng dài, càng gần sát dưới lực càng mạnh

3. GIẢI HUYỆT: 12 huyệt căn bản của Thập chỉ đạo

– Lấy tay đỡ 2 thái dương, bấm 6 huyệt ở 2 mắt, mỗi huyệt bật 5 lần, bật lên trên

– Lấy tay đỡ sau gáy, bật ngang huyệt số 7 (5 lần)

– Lấy tay đỡ sau gáy bật ngang huyệt số 8 (5 lần)

– Đặt 2 tay ở bờ xương cổ từ gáy xuống cuối bờ vai, chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn bóp ra phía sau 4 lần.

12 huyệt căn bản của Thập chỉ đạo

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Thập Chỉ Đạo khai thông kinh khí (Phần 2)
15 Сентября 2015

Serie học Thập chỉ đạo cơ bản (Phần 2)

Thập Chỉ Đạo khai thông kinh khí (Phần 2)

 

 

Bài này thuộc phần 2 của 45 phần trong serie Học Thập Chỉ Đạo cơ bản

NGŨ BỘI VÀ TAM TINH

Nguyễn Toàn Thắng soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân

Hướng vận hành: Từ đầu ngón tay, chân hướng lên ngực và đầu

Tác dụng: Ngũ bội: Tính dương có đặc tính hưng phấn, kích thích. Chủ về gân, cơ

Tam tinh: Tính âm, mang tính ức chế. Chủ về huyết

Tỉnh huyệt: nơi xuất phát các đường kinh

KHAI THÔNG KINH KHÍ

1. Khai thông tay:

Khai thông kinh khí: bắt đầu từ ngón út, vì làm theo luật tương sinh : Thận, Can, Tâm, Tỳ, Phế. Làm 15 – 20 giây mỗi ngón. Bên phải làm trước sau đó chuyển sang bên trái. Chú ý: Đẩy lóng 3 tác dụng mạnh nhất

* Với người nhậy cảm:

– Đẩy lóng ( Không cần khóa móng)

* Với người thường: – Khóa móng + đẩy lóng

* Với người đẩy lóng không tác dụng: Kích móng ( Bấm kích lên ngay chỗ khóa móng)

· Khai thông nội tạng:

– Khóa Hộ khẩu + đẩy lóng .

– Hoặc Khóa HK + kích móng

(Đối với ngón 3 thuộc về tâm thì ta đẩy lóng và kích móng nhẹ hơn )

KHÓA HỔ KHẨU

Vị trí: Chỗ lõm dưới mỏm trâm trụ và trâm quay.

KHÓA NHÂN TAM

Nhân Tam: có 3 điểm ở lưng cổ & cẳng tay

– Nhân Tam 1: Chỗ lõm giữa cổ & mu tay – ngang mỏm trâm quay và trâm trụ

– Nhân Tam 2: Trên Nhân Tam 1 khoảng 1 khoát, giữa khe xương quay và xương trụ.

– Nhân tam 3: Trên Nhân Tam 2 khoảng 1 khoát

Khai thông chân

· Khai thông kinh khí: – Khóa móng + đẩy lóng

– Hoặc Kích móng

· Khai thông nội tạng:

– Khóa KK3 + đỡ Achile + đẩy lóng

– Khóa KK3 + đỡ Achile + kích móng
Chân phải: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân ngoài.

Chân trái: Khô Khốc ở vùng mắt cá chân trong.
Vị trí: Đỉnh giữa mắt cá chân trong và ngoài.

Vị trí: Sát dọc bờ ngoài và bờ trong gân Achille.

Móc Achile có một khoảng dài, càng gần sát dưới lực càng mạnh

GIẢI HUYỆT

– Lấy tay đỡ 2 thái dương, bấm 6 huyệt ở 2 mắt, mỗi huyệt bật 5 lần, bật lên trên

– Lấy tay đỡ sau gáy, bật ngang huyệt số 7 (5 lần)

– Lấy tay đỡ sau gáy bật ngang huyệt số 8 (5 lần)

– Đặt 2 tay ở bờ xương cổ từ gáy xuống cuối bờ vai, chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn bóp ra phía sau 4 lần.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Serie học Thập chỉ đạo cơ bản (Phần 1).
15 Сентября 2015

Thân chào tất cả độc giả tại website KhiCongYDao.Com!

Như các bạn đã biết, môn bấm huyệt Thập Chỉ Đạo được do cố Lương y Huỳnh Thị Lịch nghiên cứu và sáng lập. Phương pháp của bà có rất nhiều nét độc đáo mà kỳ diệu. Hiệu quả cao trong một số chứng bệnh như: câm, điếc, liệt, tai biến…

Thập chỉ đạo cơ bản

Thập chỉ đạo cơ bản

Tuy nhiên qua thời gian, phương pháp Thập Chỉ Đạo ngày càng mai một và có nguy cơ thất truyền. Có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính vẫn là thiếu những tài liệu nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện.

Vài năm trở lại đây, từ những năm 2010 phương pháp Thập chỉ đạo đã được một số bác sỹ, lương y, các nhà nghiên cứu khơi dậy và phát triển. Môn bấm huyệt này đã được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến.

Nhằm giúp cho các bạn có thêm một nguồn tư liệu quý giá và chính xác về bộ môn. Chúng tôi tập hợp và giới thiệu tới độc giả các bài viết của tác giả Nguyễn Toàn thắng biên soạn theo bài giảng Thập Chỉ Đạo của Lương Y Hoàng Duy Tân.

Seria Học Thập Chỉ Đạo cơ bản

Seria Học Thập Chỉ Đạo cơ bản bao gồm 45 phần, lần lượt giới thiệt các nét cơ bản và nguyên lý của môn bấm huyệt Thập Chỉ Đạo. Ngoài ra seria còn bao gồm rất nhiều các phác đồ điều trị các bệnh một cách cụ thể, có các hình vẽ minh họa một cách rõ ràng.

Hy vọng với các bài học Thập Chỉ Đạo cơ bản sẽ giúp các bạn sẽ nắm được những nét cơ bản nhất về nguyên lý, tác dụng, các phác đồ của môn bấm huyệt độc đáo này.

Chúc các bạn thành công! 

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Học Thập Chỉ Đạo cơ bản
Ngũ bộ và tam tinh trong Thập Chỉ Đạo (Phần 2)
15 Сентября 2015
Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
Serie học Thập chỉ đạo cơ bản (Phần 1)
15 Сентября 2015

Thân chào tất cả độc giả tại website KhiCongYDao.Com!

Như các bạn đã biết, môn bấm huyệt Thập Chỉ Đạo được do cố Lương y Huỳnh Thị Lịch nghiên cứu và sáng lập. Phương pháp của bà có rất nhiều nét độc đáo mà kỳ diệu. Hiệu quả cao trong một số chứng bệnh như: câm, điếc, liệt, tai biến…

Thập chỉ đạo cơ bản

Thập chỉ đạo cơ bản

Tuy nhiên qua thời gian, phương pháp Thập Chỉ Đạo ngày càng mai một và có nguy cơ thất truyền. Có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính vẫn là thiếu những tài liệu nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện.

Vài năm trở lại đây, từ những năm 2010 phương pháp Thập chỉ đạo đã được một số bác sỹ, lương y, các nhà nghiên cứu khơi dậy và phát triển. Môn bấm huyệt này đã được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến.

Nhằm giúp cho các bạn có thêm một nguồn tư liệu quý giá và chính xác về bộ môn. Chúng tôi tập hợp và giới thiệu tới độc giả các bài viết của tác giả Nguyễn Toàn thắng biên soạn theo bài giảng Thập Chỉ Đạo của Lương Y Hoàng Duy Tân.

Seria Học Thập Chỉ Đạo cơ bản

Seria Học Thập Chỉ Đạo cơ bản bao gồm 45 phần, lần lượt giới thiệt các nét cơ bản và nguyên lý của môn bấm huyệt Thập Chỉ Đạo. Ngoài ra seria còn bao gồm rất nhiều các phác đồ điều trị các bệnh một cách cụ thể, có các hình vẽ minh họa một cách rõ ràng.

Hy vọng với các bài học Thập Chỉ Đạo cơ bản sẽ giúp các bạn sẽ nắm được những nét cơ bản nhất về nguyên lý, tác dụng, các phác đồ của môn bấm huyệt độc đáo này.

Chúc các bạn thành công! 

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
Контакты
29 Марта 2015

Наш адрес:
Санкт-Петербург, пр. Поооония,  д.588
тел.:  (812) 655 29 77; (812) 000 87 42

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Thập Chỉ Đạo
29 Марта 2015


   Lương y Huỳnh Thị Lịch 

Người khai sáng Thập Thủ Đạo Việt Nam: Bà là người sáng lập ra phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo hay còn gọi là Thập chỉ đạo (Thập Chỉ Liên Tâm Pháp).

 

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Lương y Huỳnh Thị Lịch
29 Марта 2015

Bà là người sáng lập ra phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo hay còn gọi là Thập chỉ đạo (Thập Chỉ Liên Tâm Pháp).
Suốt mấy chục năm làm nghề lương y, chuyên trị bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ đạo, bà đã điều trị cho hàng vạn bệnh nhân và đào tạo hàng nghìn học trò theo phương pháp này. Bà đã chữa dứt điểm hoặc tạo tiến triển tốt đối với nhiều loại bệnh, đặc biệt là 5 loại bệnh: câm, mù, bướu, liệt, suyễn… Lương y Huỳnh Thị Lịch được ca ngợi là "thần y" bấm huyệt chữa được rất nhiều bệnh cho mọi người.

Lương y Huỳnh Thị Lịch (1927 - 2007)
 

Bà Huỳnh Thị Lịch tên thật là Trần Thị Kim Thanh (1927-2007), quê bà ở vùng Ý Yên,Nam Định. Theo bà, phương pháp này do cha nuôi, người Pakistan truyền dạy (phương pháp này đã được người Ai Cập cổ đại phổ biến trong các hình vẽ). Sau đó, với nhiều năm thực nghiệm đã giúp bà sáng tạo ra phương pháp bấm huyệt ngày càng độc đáo.

Ngay từ nhỏ, cô bé Thanh đã gặp cảnh éo le. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, người thân đói khát, bỏ làng bỏ xứ đi cả. Bé Thanh bơ vơ, không ai nuôi dưỡng. Chỉ nghe kể rằng, làm công nhân cao su sẽ có miếng ăn, cô bé Thanh 11 tuổi, đã tìm đường vào Nam. Tuy nhiên, đồn điền cao su chẳng nhận cô bé đen nhẻm, còi cọc, Thanh đành tìm về Sài Gòn xin ăn.

Trong một lần đi xin ăn, Thanh đã gặp một võ sư người Bình Định, lập nghiệp ở Bình Dương, với một lò dạy võ nổi tiếng. Võ sư họ Huỳnh gốc Bình Định đem Trần Thị Kim Thanh về nuôi dưỡng. Thấy cô bé giúp việc có vẻ mê võ thuật, võ sư họ Huỳnh đã cho Thanh học võ sau giờ làm. Vị võ sư này đã hết sức ngạc nhiên bởi sự tiếp thu võ thuật rất tốt của Thanh, ông dạy đến đâu, Thanh học được đến đó.

Võ sư họ Huỳnh rất quý Thanh, đã nhận làm học trò, sau đó nhận con nuôi. Ông đã đổi lại tên cho con nuôi. Từ đó, Trần Thị Kim Thanh có tên là Huỳnh Thị Lịch, tức mang họ của vị võ sư. Chính vì được học võ thuật kỹ lưỡng nên bà hiểu rất rõ kinh lạc trên cơ thể người.

Sau khi rời võ đường của võ sư họ Huỳnh ở Bình Dương, bà tham gia công tác từ thiện của một đoàn bác sĩ người Pháp ở Sài Gòn. Bà được một bác sĩ Pháp nhận vào làm tại Bệnh viện Hỏa Xa.Năm 18 tuổi, Lịch gặp anh thanh niên tên Trần Văn Hải, người Củ Chi. Hai người yêu nhau, muốn xây dựng gia đình. Không được gia đình chấp nhận, ông Hải đã bỏ nhà ở riêng với người yêu. Ông Hải xin làm công nhân trong nhà máy sản xuất đèn. Hai người được cách mạng cảm hóa, nên đã theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng địch.

Năm 1948, ông Hải đã hy sinh anh dũng khi làm chiến sĩ quân báo, để lại 3 đứa con cho bà Lịch nuôi dưỡng. Không may thay, bi kịch liên tiếp xảy đến với người đàn bà bất hạnh này. Trong quá trình tiếp tục hoạt động cách mạng, lần lượt cô con gái 13 tuổi và 2 đứa con trai còn nhỏ xíu đã lần lượt qua đời.


Thảm kịch kinh hoàng khiến bà Lịch tưởng như không gượng dậy được. Bà về Sài Gòn, lang thang các con phố như người mất trí, miệng gọi tên con. Trong lúc đi lang thang, bà gặp lại vị bác sĩ người Pháp. Ông bác sĩ tốt bụng này đã đưa bà về nhà chăm sóc, điều trị. Để bà quên đi nỗi đau quá lớn, bác sĩ này đã đưa bà sang Pháp, giúp việc cho gia đình này.

Ở nhà vị bác sĩ người Pháp này một thời gian, bà quyết tâm chu du thiên hạ. Biết tiếng Pháp, lại chăm chỉ, nên bà dễ dàng kiếm được việc làm. Cứ có tiền, bà lại lên đường tìm đến vùng đất mới. Sau mấy năm lưu lạc, thì bà dạt tới tận biên giới Ấn Độ, giáp Pakistan. Tại đây, bà gặp một đạo sĩ, sống trong một ngôi chùa trong núi. Vị đạo sĩ này có khả năng bấm huyệt kỳ tài.

Hàng ngày, đạo sĩ bấm huyệt cho rất nhiều người. Bà Lịch vừa phụ giúp ông, vừa học tập cách bấm huyệt. Môn bấm huyệt của ông có tên là Thập thủ đạo, tức là phương pháp bấm huyệt dựa vào kinh mạch trên 10 ngón tay, chân. Ông đã giúp hàng ngàn người đang câm tự dưng bật ra tiếng nói, đang điếc bỗng nghe được, thậm chí đang chống nạng thì bỏ nạng, ngồi xe lăn thì đứng lên đi… Thấy môn bấm huyệt này rất thần thông, bà Lịch chuyên tâm học hỏi. Vừa học vừa thực hành, nên bà Lịch nắm bắt rất nhanh, có khả năng bấm huyệt trị được nhiều thứ bệnh.

Năm thứ 12, biết mình không sống được nữa, vị đạo sĩ này gọi bà Lịch đến răn dạy và trao lại tập tài liệu cho học trò. Ngay đêm hôm đó, vị đạo sĩ người Pakistan trút hơi thở cuối cùng. Chỉ một năm sau, vừa tự học, vừa trị bệnh, bà đã cũng đã trở thành thần y bấm huyệt nổi danh khắp vùng, là truyền nhân duy nhất của vị đạo sĩ bí ẩn được tôn xưng như thánh ở biên giới Ấn Độ. Luyện được công năng đặc dị của môn bấm huyệt Thập thủ đạo của vị đạo sĩ người Pakistan ẩn tu ở Ấn Độ, bà Huỳnh Thị Lịch tìm đường về nước. Từ đó, dù trải qua nhiều khó khăn, bà vẫn tiếp tục tìm tòi, chữa trị miễn phí cho người bệnh và dạy lại cho các học trò của mình. Những căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa đã được bà Lịch chữa khỏi. Vượt lên trong những thăng trầm, mười ngón tay của người chủ trì phương pháp Thập thủ đạo vẫn luôn lan toả dịu dàng và mãnh liệt. Sự lan tỏa từ một tâm thế vị tha sâu sắc của một người đàn bà đã hành trình suốt gần một trăm năm của một đời người.

Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Namdo không tiếp xúc với giới truyền thông. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng môn bấm huyệt này rộng rãi, trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Специалист
29 Марта 2015

ПОЛИНА НОВАК

Мастер ногтевого дизайна

Вызов мастера и запись по телефону: +7 (999) 000-00-00

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Главная
29 Марта 2015


   Lương y Huỳnh Thị Lịch 

Người khai sáng Thập Thủ Đạo Việt Nam: Bà là người sáng lập ra phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo hay còn gọi là Thập chỉ đạo (Thập Chỉ Liên Tâm Pháp).

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Цены и услуги
29 Марта 2015

Мануальный массаж:

 

  • Общеукрепляющий - 500 р. за сеанс
  • Антицеллюлитный  -1000 р. за сеанс
  • Массаж одной зоны - от 100 р.
  • Остальные виды массажа по договоренности


Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Общие
Страница:Первая<<